Câu hỏi:
13/07/2024 3,401Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về phương pháp quản lý sự căng thẳng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận phương pháp quản lý sự căng thẳng. |
0,25 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề phương pháp quản lý sự căng thẳng. Có thể theo hướng: - Học cách đối diện vấn đề, không nên trốn tránh để tìm được cách thức, phương pháp thoát khỏi tình trạng căng thẳng một cách phù hợp. - Chia sẻ câu chuyện của chính mình với người thân, bạn bè sẽ giúp chúng ta giải tỏa bớt được sự căng thẳng, lo âu vì nhiều áp lực trong đời sống. - Tham gia những buổi rèn luyện kỹ năng, những trò chơi thú vị giải trí, xem một bộ phim để tìm đến điều vui vẻ, tích cực giúp quên đi sự căng thẳng. - Không nên ôm đồm nhiều công việc vào một lúc mà phải biết cách phân bổ thời gian và lên kế hoạch hợp lý, hoặc tìm sự trợ giúp từ mọi người xung quanh mình. - Nhìn mọi việc một cách lạc quan, thoải mái hơn. |
1,0 |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta được thể hiện trong đoạn thơ.
Câu 3:
Một giảng viên đang thuyết giảng về cách quản lý sự căng thẳng. Ông giơ lên một ly nước và hỏi các sinh viên: “Các bạn nghĩ ly nước này nặng bao nhiêu?”
Mọi người đều nghĩ ly nước ấy nặng khoảng 200 gram đến 500 gram.
Người thầy nói tiếp: “Khối lượng nặng bao nhiêu không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta cầm ly nước này trong bao lâu?
Nếu tôi cầm nó trong một phút, sẽ không thành vấn đề gì.
Nếu tôi cầm nó trong một giờ, tôi sẽ cảm thấy mỏi tay.
Và nếu tôi cầm nó trong một ngày, các bạn sẽ phải gọi xe cấp cứu cho tôi đấy.
Như vậy, với cùng một khối lượng, nhưng mang càng lâu thì nó sẽ càng nặng hơn”.
Nếu chúng ta luôn mang theo gánh nặng bên mình, rồi một ngày nào đó, chúng ta sẽ không thể tiếp tục được nữa, gánh nặng sẽ càng lúc càng nặng hơn. Thỉnh thoảng khi đuối sức, bạn hãy đặt gánh nặng xuống nghỉ ngơi rồi bạn sẽ được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục công việc của mình. Và bạn sẽ đi được xa hơn.
(Hãy đặt ly xuống, Tuệ Nương, theo Viva Consulting, Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Năm 2011)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 4:
Anh chị hiểu như thế nào về từ gánh nặng được đề cập đến trong văn bản trên?
Câu 5:
Để chứng minh cho việc với cùng một khối lượng, nhưng mang càng lâu thì nó sẽ càng nặng hơn, người thầy trong văn bản đã đưa ra những dẫn chứng gì để thuyết phục.
về câu hỏi!