Câu hỏi:

24/05/2023 4,562

Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.

Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác – thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.

Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế!

Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát.

(Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12, NXBGD 2008, tr 72-73)

Phân tích phát hiện của nghệ sĩ Phùng được thể hiện ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về thông điệp mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua đoạn trích.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích một đoạn trích của “Chiếc thuyền ngoài xa”. Từ đó, nhận xét về thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong đoạn trích.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 

*Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm và đoạn trích.

0,5

* Phân tích phát hiện của nhân vật Phùng qua đoạn trích

- Khái quát phát hiện của nhân vật Phùng: Đang trong tâm trạng xúc động bởi cảm giác cái đẹp chính là đạo đức thì ngay lập tức anh lại phát hiện điều thứ hai thật trớ trêu với người nghệ sĩ. Đó là việc chứng kiến cảnh tượng một người đàn ông đánh vợ dã man hoàn toàn trái ngược với cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ mà anh đã nhìn thấy trước đó.

- Tín hiệu bất thường báo hiệu sự việc bất thường

+ Xuất hiện một người đàn ông và một người đàn bà và lời quát nạt, đe dọa

    Gã đàn ông: Tấm lưng rộng cong như lưng một chiếc thuyền; Tóc tổ quạ, chân đi chữ bát; Lông mày cháy nắng, rủ xuống; Hai con mắt đầy vẻ độc dữ; Ngực trần vạm vỡ cháy nắng. => Tạo hình độc dữ, phản diện.

   Người đàn bà: thân hình cao lớn, thô kệch; tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, rỗ mặt…Những nét vẽ ngoại hình của người đàn bà cho thấy hoàn cảnh và thân phận đầy đau khổ và bất hạnh.

- Cảnh tượng bất thường diễn ra- Cảnh bạo hành dữ dội:

+ Người đàn ông: Hùng hổ, mặt đỏ gay, rút thắt lưng lính ngụy ra quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Vừa đánh vừa thở, vừa nghiến răng ken két nguyền rủa Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !

+ Người đàn bà: Cam chịu, nhẫn nhục, không kêu, không chống trả, không chạy trốn.

+ Thằng con nít (Thằng Phác): Chạy một mạch giận giữ, căng thẳng, nhảy xổ vào lão đàn ông, giật được chiếc thắt lưng, đánh trả. Bị người đàn ông tát hai phát ngã dúi xuống cát.

- Phản ứng của Phùng

+ Chết lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn → Anh không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp tuyệt đỉnh của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được.

+ Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới → Bản chất của người lính khiến anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành. Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã làm cho những điều huyền diệu mà anh đã phát hiện hiện hình ra thật khủng khiếp, ghê sợ.

- Đánh giá:

+ Nghịch lí xót xa, trớ trêu thể hiện qua hai phát hiện, đặc biệt là phát hiện thứ hai sẽ đưa người nghệ sĩ đến với những nhận thức sâu sắc về cách nhìn hiện thực cuộc đời.

+ Tình huống truyện bất ngờ mang ý nghĩa nhận thức; Nghệ thuật kể chuyện sinh động với người kể chuyện là nhân vật Phùng đã tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có khả năng khám phá đời sống; lời kể khách quan, chân thực, thuyết phục; Xây dựng nhân vật thành công với ngôn ngữ phù hợp đặc điểm tính cách của từng người.

2,5

* Nhận xét về thông điệp mà nhà văn gửi gắm:

- Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm thông điệp: Nghệ thuật đích thực không thể xa rời cuộc đời, dù cuộc đời đó có đau đớn, trần trụi và mỗi người, đặc biệt là người nghệ sĩ không nên nhìn nhận cuộc sống từ một phía mà phải nhìn từ nhiều phía, nhiều góc độ để cảm nhận được nhiều hơn về nó.

- Đây là thông điệp có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tầm vóc tư tưởng của một nhà văn chân chính, luôn trăn trở, ưu tư trước cuộc đời.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ:

Tôi đã chọn lối đi ít dấu chân người

Và điều đó làm nên bao khác biệt

Xem đáp án » 24/05/2023 3,704

Câu 2:

Hai lối rẽ trong rừng vàng rực lá

Buồn thay biết làm sao chọn cả

Là kẻ lữ hành, tôi đứng đó hồi lâu

Dõi mút tầm lối nọ về đâu

Tới tận khúc quanh giữa bụi bờ chìm khuất

 

Rồi tôi chọn lối này, không mấy khác

Nhưng xem chừng theo thôi thúc mạnh hơn

Vì cỏ rậm muốn mời chân bước

Dù qua đây đi về phía trước

Hai lối như nhau đều có vệt mòn

 

Hai nẻo đường sáng ấy trải ra

Trên thảm lá chưa chân ai hằn dấu thẫm

Sẽ đi lối đầu tiên, một ngày nào muốn lắm!

Nhưng đường nối đường, lòng thao thức mai đây

Chắc gì tôi được trở lại chốn này

 

Rồi với tiếng thở dài tôi sẽ nói

Ngày nào kia trong tháng năm vời vợi

Hai lối xuyên rừng, đứng đó một tôi –

Tôi đã chọn lối đi ít dấu chân người

Và điều đó làm nên bao khác biệt

                                 

 ( Con đường chưa chọn, Robert Frost, Phan Huy Dũng dịch, Tạp chí Sông Lam, số 11,

tháng 3/2021, Tr.96)

 

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 24/05/2023 2,849

Câu 3:

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về điều cần làm để bản thân can đảm hơn trong những lựa chọn trên hành trình trưởng thành.

Xem đáp án » 24/05/2023 2,279

Câu 4:

Theo tác giả, hai lối rẽ được miêu tả có điểm gì giống nhau?

Xem đáp án » 24/05/2023 1,569

Câu 5:

Bài học ý nghĩa với anh/chị sau khi đọc văn bản là gì

Xem đáp án » 24/05/2023 1,345

Bình luận


Bình luận