Câu hỏi:
11/07/2024 2,227Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
* Xác định vấn đề nghị luận: Sức mạnh tinh thần lạc quan của con người trong hoàn cảnh khó khăn. 1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề
2. Thân đoạn: Triển khai vấn đề
- Con người trong cuộc đời luôn phải đối diện với những thử thách, khó khăn. Đó là điều không thể tránh khỏi. Một trong những yếu tố cần thiết nhất khi gặp khó khăn đó là sự lạc quan.
- Sức mạnh của tinh thần lạc quan trong khó khăn:
+ Tinh thần lạc quan khiến chúng ta giữ được sự bình tĩnh. Từ đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề khắc phục khó khăn.
+ Tinh thần lạc quan tạo ra năng lượng tích cực giữ con người không gục ngã khi gặp khó khăn.
+ Tinh thần lạc quan đôi khi giúp con người tìm ra hướng đi mới, bài học mới ngay trong khó khăn. + Tinh thần lạc quan chính là yếu tố giúp cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. ……..
3. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động
Học sinh chú ý đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho mỗi luận điểm của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
(Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.8)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cái nhìn về người lao động của nhà văn Tô Hoài.
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Hãy tìm hai hình ảnh đặc biệt của sân khấu do những người lính đảo tự tạo ra qua đoạn thơ: Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa.
Câu 5:
I. ĐỌC HIỂU .
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Đá củ đậu bay như lũ chim hoang
Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau
[….]
Những giai diệu ngang tàng như gió biển
Những lời ca toàn nhớ với thương
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời.
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa,
Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985)
* Cánh gà: Khu vực nằm khuất chéo phía hai bên sân khấu thường có màn vải che kín, dùng làm lối ra vào sân khấu.
Xác định thể thơ của đoạn trích.
về câu hỏi!