Câu hỏi:

12/07/2024 4,079

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa đồng  Châu Hoá đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên  tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý  thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua  điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương  Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi thiên Mụ, xuôi dần về Huế.  Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi  Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với  những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng  sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo  nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều  tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa  được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”.  Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng  lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những sớm làng trung du bát  ngát tiếng gà... 

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập hai,

Nxb Giáo dục)

Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn văn trên; từ đó nhận xét cái tôi của tác giả trong đoạn trích trên.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà trí thức yêu nước, một nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng  tác của ông là sự kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, nghị luận sắc bén, suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. 

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bút kí xuất sắc viết tại Huế năm 1981 rút trong tập kí cùng tên.

- Khái quát vấn đề: Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn văn trên; từ đó nhận xét cái tôi của tác giả trong đoạn trích trên. 

II. Phân tích 

1. Phân tích đoạn trích: 

* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích là vẻ đẹp của sông Hương khi ở ngoại vi thành phố Huế.

- Cách liên tưởng, so sánh của nhà văn thật đặc biệt, dưới ngòi bút của tác giả, sông Hương như người gái đẹp  bừng tỉnh sau giấc ngủ dài. Có lẽ, trước đây, khi chưa có người tình xứ Huế, dòng chảy sông Hương chỉ lặng  lẽ, vô hồn. Chỉ khi xứ Huế xuất hiện, dòng chảy sông Hương mới trở nên sống động, có linh hồn đến thế. Bởi  ở cánh đồng Châu Hóa, sông Hương như nàng công chúa, chờ đợi chàng hoàng tử xứ Huế đến đánh thức. Và  câu chuyện tình yêu mới được bắt đầu. 

- Lúc sông Hương bừng tỉnh, cũng là lúc cuộc hành trình kiếm tìm tình yêu của người con gái sông Hương  được bắt đầu, bằng sự chuyển dòng, những khúc quanh đột ngột, đó là cuộc tìm kiếm mang trong đó sự ý  thức, sự khát khao, đó chính là những bước chân của người con gái lần đầu tìm đến với tình yêu. 

- Cuộc hành trình sông Hương đến với Huế, đó là một cuộc hành trình lắm gian nan, nhiều chông gai, của  người con gái lần đầu đến với tình yêu. Và qua cuộc hành trình ấy, người con gái sông Hương càng hoàn thiện  hơn vẻ đẹp của mình.  

- Vẻ đẹp của sông Hương là vẻ đẹp được tô điểm qua thử thách. Khi chảy qua lòng vực sâu dưới chân núi  Ngọc Trản, giống như là một bể lọc lớn, để nước sông Hương trở nên xanh thẳm, phải chăng giống như người  con gái, sông Hương đang tự làm mới mình.  

- Khi trôi qua những dãy đồi sừng sững, sông Hương phải uốn dòng chảy, và qua hướng chảy lắt léo đó, sông  Hương đã phô ra được những đường cong quyến rũ của nó. Tại nơi đây, sông Hương mềm đi như một dải lụa. 

- Đặc biệt hơn, khi uốn mình qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách, những ngọn đồi này tạo nên những  mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, hay nói  cách khác, những ngọn đồi ấy đã tạo nên chiếc áo màu sắc để khoác lên mình người con gái Hương giang.  Khiến cô gái ấy thêm phần lộng lẫy và xinh đẹp.  

- Nhưng Hương giang không chỉ có vẻ đẹp của nhan sắc, người con gái còn hiện lên trong vẻ đẹp của trí tuệ,  của văn hóa và sự hiểu biết. Khi dòng sông chảy qua những đồi thông u tịch, nơi phong kín giấc ngủ ngàn  năm của những vị vua chúa, dòng sông ấy mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, như cổ thi. Sự nghiêm trang,  lặng lẽ và khẽ khàng của Hương giang giống như người con gái ý tứ, lịch thiệp, không muốn làm kinh động  đến giấc ngủ ngàn năm của các vị vua chúa.  

- Thế nhưng, chảy trôi đến chân đồi Thiên Mụ, dòng chảy tự lự, cái trầm mặc ấy còn giống sự băn khoăn của  người con gái dù đã qua một hành trình dài, vẫn chưa tìm thấy người tình. 

2. Nhận xét cái tôi của tác giả. 

- Cái tôi của tác giả được thể hiện ở sự tài hoa uyên bác. 

+ Trí tưởng tượng sáng tạo: Tác giả đã nhìn sông Hương giống như một thiếu nữ lãng mạn, hành trình của  sông Hương về với Huế được cảm nhận giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức. 

+ Cảm nhận sông Hương bằng một tình yêu mê đắm. 

+ Văn phong tao nhã, hương nội, tinh tế, tài hoa,… 

+ Thể hiện qua vốn kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử,… 

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề nghị luận.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. LÀM VĂN 

(VDC) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200  chữ) trình bày suy nghĩ anh/chị về việc cần thiết phải sống cuộc đời chính mình. 

Xem đáp án » 13/07/2024 4,588

Câu 2:

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong khổ cuối đoạn trích không? Vì sao?

Xem đáp án » 12/07/2024 1,248

Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Nếu không muốn đi hết con đường... 

Thì nên dừng lại trước lúc kịp hoàng hôn 

không ai bắt ta phải sống cuộc đời cho người khác 

muôn triệu tình yêu có muôn triệu lần đích đến 

làm ơn đi mà!... 

 

Khi ta khóc không cần ai lau nước mắt cho ta? 

khi ta cười không cần ai chia sẻ? 

cần một quãng đời tự do hơn là cần một hơi ấm mặc cả 

hãy thử cắn chặt môi... 

 

Giữa mùa đông đôi khi một cơn bão tuyết còn quí hơn một đốm lửa trong tim người

 Giữa nỗi đau biết đâu lại tìm ra một sự bình yên khác 

Giữa đêm đen cũng phải đến lúc tự ta làm ra ánh sáng 

Giữa những ngày qua phố đôi khi cần một lần lạc bước 

đi khỏi cuộc đời của mình... 

 

Nếu không muốn đi hết con đường... 

thì nên dừng lại, rồi bước đi một con đường khác bằng niềm tin 

đừng bắt ta phải sống cho hạnh phúc của người khác 

(khi hạnh phúc của ta chỉ là bề ngoài của những giọt nước mắt cay đắng 

như một hạt mưa giữa trời nắng gắt...) 

làm ơn đi mà!... 

[…] 

(Nông Quang Khiêm, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 1006, tháng 2-2023, tr61) 

Xác định thể thơ của đoạn trích 

Xem đáp án » 13/07/2024 929

Câu 4:

Anh/chị hiểu câu “Giữa mùa đông đôi khi một cơn bão tuyết còn quý hơn một đốm lửa trong  tim người như thế nào”? 

Xem đáp án » 13/07/2024 477

Câu 5:

Trong đoạn trích, tác giả cho rằng nên dừng lại khi nào? 

Xem đáp án » 11/07/2024 433

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store