Câu hỏi:
12/07/2024 1,313Thuỷ canh theo hướng sản xuất thực phẩm sạch có ưu điểm gì? Trở ngại nào khiến thuỷ canh còn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Những ưu điểm của mô hình thuỷ canh theo hướng sản xuất thực phẩm sạch:
+ Tiết kiệm không gian: Rễ cây thường lan rộng và ăn sâu để tìm thức ăn và oxygen trong đất. Điều này không xảy ra ở phương pháp thuỷ canh, nơi rễ cây chìm trong dung dịch dinh dưỡng, tiếp xúc trực tiếp với các khoáng chất quan trọng. Vì vậy, trong phương pháp thuỷ canh, người ta có thể trồng cây thành nhiều tầng để tiết kiệm không gian canh tác, thậm chí, ngay cả những nơi chật hẹp như thành phố vẫn có thể bố trí một mô hình thuỷ canh nhỏ để trồng rau một cách chủ động mà không tốn quá nhiều diện tích.
+ Ít tốn công chăm sóc: Mô hình thuỷ canh là mô hình tự động hoá, không tốn nhiều công chăm sóc do tất cả các mô hình đều có thể hoạt động trên các hệ thống tự động. Người sở hữu mô hình thuỷ canh chỉ tham gia điều chỉnh thành phần, lượng dung dịch dinh dưỡng và quan sát sự phát triển của cây; công việc trồng trọt, tưới nước, diệt cỏ dại và sâu bệnh,… không còn là vấn đề như ở phương pháp canh tác trên đất thông thường. Mặt khác, mô hình thuỷ canh giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian, cây trồng sinh trưởng, phát triển với tốc độ cao và nhanh cho thu hoạch hơn so với phương pháp trồng cây truyền thống.
+ Tiết kiệm nước: Mô hình thuỷ canh có thể được coi là một trong những mô hình tiết kiệm nước hiệu quả nhất hiện nay. Hệ thống dinh dưỡng được chứa trong các bể chứa và cây hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ bể chứa thông qua các máng trồng. Cơ chế hoạt động này giúp hạn chế tối đa sự bay hơi và không có sự lãng phí nước ngấm vào môi trường đất.
+ Kiểm soát được các yếu tố có hại tác động đến cây: Hầu hết mô hình thuỷ canh đều được tiến hành trong nhà mảng/nhà kính hoặc nơi có điều kiện chủ động chăm sóc. Sự kết hợp tuyệt vời này giúp người trồng thuỷ canh có thể có toàn quyền kiểm soát môi trường phát triển của cây – nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng, thậm chí cả thành phần của không khí.
+ Ít cỏ dại và sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Môi trường đất thu hút nhiều loài sinh vật gây hại cho cây như cỏ dại, sâu bệnh hại,... Cây lớn lên trong môi trường thuỷ canh nhờ dung dịch dinh dưỡng, kiểm soát yếu tố dinh dưỡng đồng nghĩa với kiểm soát được hàm lượng chất trừ sâu hay bảo vệ thực vật.
+ Cho năng suất và chất lượng cao: Trồng cây thuỷ canh cho năng suất cao hơn so với mô hình trồng cây truyền thống. Đồng thời, nhờ việc kiểm soát được lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, đảm bảo cây không bị thừa hay thiếu chất, chất lượng rau thuỷ canh đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
- Những trở ngại nào khiến thuỷ canh còn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới:
+ Phạm vi áp dụng hẹp: Mô hình trồng cây thuỷ canh chỉ áp dụng được đối với các loại rau ăn lá, một số loại rau gia vị và rau ăn quả ngắn ngày như cà chua, dưa chuột, ớt chuông,... Mô hình này không khả thi khi áp dụng với các loại cây lương thực và cây ăn quả.
+ Chi phí đầu tư cao: Khi xây dựng hệ thống thuỷ canh, người dùng phải xây dựng hệ thống gồm bể chứa, bơm dinh dưỡng, khung giàn, bộ hẹn giờ tự động,... Vì vậy, chi phí đầu tư cho hệ thống thuỷ canh khá lớn so với mô hình thông thường.
+ Đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao: Trồng cây bằng hệ thống thuỷ canh đòi hỏi trình độ chuyên môn và kĩ thuật cao. Đối với các mô hình quy mô nhỏ, cần trang bị kiến thức về cách pha dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh hệ thống. Đối với quy mô trang trại, cần trang bị kiến thức về công thức dinh dưỡng, chuyển giao kĩ thuật chăm sóc cây trồng và công nghệ thu hoạch, phương pháp vệ sinh hệ thống.
+ Bệnh phát sinh có khả năng lây lan nhanh chóng: Khi cây trồng trong hệ thống thuỷ canh bị bệnh, nguồn bệnh có thể dễ dàng lây lan nhanh chóng trong môi trường dinh dưỡng. Vì vậy, cần có kế hoạch quản lí bệnh tốt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhiều người trồng rau thuỷ canh trong các thùng xốp, thùng nhựa chứa dung dịch dinh dưỡng trên sân thượng hoặc ban công nhà. Theo em, rau trồng như vậy liệu có thực sự là sản phẩm sạch? Giải thích.
Câu 2:
Cây rau trồng trong hệ thống thuỷ canh của một số gia đình có hiện tượng vàng lá, cây yếu và rễ bị nhớt. Hãy giải thích hiện tượng trên và đề xuất cách khắc phục.
Câu 3:
Hệ thống thuỷ canh được cấu trúc từ những thành phần cơ bản nào? Phân tích chức năng của từng thành phần.
Câu 4:
Câu 5:
Hệ thống thuỷ canh là gì? Kể tên một số loại cây được trồng bằng phương pháp thuỷ canh ở địa phương mà em biết.
Câu 6:
Nếu muốn trồng thuỷ canh một loại cây nào đó mà chưa biết nhu cầu khoáng của cây thì em cần làm những thí nghiệm gì trước khi trồng thuỷ canh đại trà? Giải thích.
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
về câu hỏi!