Câu hỏi:
05/08/2023 1,062Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân tích đề:
- Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới nhịp tim?
- Vì sao những yếu tố đó làm thay đổi nhịp tim?
- Lấy ví dụ cụ thể.
Lời giải:
Những yếu tố làm thay đổi nhịp tim ở người:
- Giới tính: Nam giới thường có nhịp tim thấp hơn nữ giới do nam thường có kích thước cơ thể lớn hơn nữ, dẫn đến tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt cơ thể/thể tích) nhỏ hơn, nhu cầu trao đổi chất cơ bản thấp hơn, tim đập chậm hơn. Ví dụ: nam giới Việt Nam trưởng thành có nhịp tim trung bình là 70 – 80 lần/phút; nữ giới: 75 – 85 lần/phút.
- Độ tuổi: Trẻ em có nhịp tim nhanh hơn người lớn do trẻ em có kích thước cơ thể nhỏ hơn người lớn. Ví dụ: Nhịp tim trung bình ở trẻ em Việt Nam (5 – 10 tuổi) là 90 - 110 lần/phút.
- Trạng thái sinh lí: Ở phụ nữ có thai và có kinh nguyệt, nhịp tim tăng 5 – 10 lần/ phút do nhu cầu O2 và chất dinh dưỡng tăng, đòi hỏi tốc độ trao đổi chất tăng làm tim đập nhanh hơn.
- Mức độ hoạt động của cơ thể: Lúc ngủ nhịp tim giảm 20% so với lúc thức, hoạt động càng mạnh tim đập càng nhanh. Điều này là do lúc ngủ nhu cầu năng lượng của cơ thể cũng như tốc độ trao đổi chất là thấp nhất, trong khi, lúc thức cơ thể hoạt động liên tục, hoạt động càng mạnh thì nhu cầu về năng lượng càng lớn, vì vậy cơ thể phải tăng cường trao đổi chất để đáp ứng nhu cầu đó dẫn đến tim đập nhanh hơn.
- Nhiệt độ môi trường: Trời nóng nhịp tim tăng 5 – 10 lần/phút so với trời rét. Nhiệt độ tăng làm tốc độ các phản ứng trao đổi chất tăng, dẫn đến tim đập nhanh hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật?
1. Bề mặt trao đổi khí càng lớn thì hiệu quả trao đổi khí càng cao.
2. Bề mặt trao đổi khí luôn ẩm ướt và có nhiều mao mạch máu.
3. O2 và CO2 khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí ở dạng hoà tan.
4. O2 và CO2 đi qua bề mặt trao đổi khí theo hai cơ chế thụ động và chủ động.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 3, 4.
D. 1, 3.
Câu 2:
Khi nói về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh vật, có bao nhiêu ý sau đây sai?
1. Cung cấp nguyên liệu xây dựng cơ thể.
2. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
3. Tạo ra các chất tham gia điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển, sinh sản.
4. Các chất dẫn truyền thần kinh trong các phản xạ ở động vật hay các hormone tham gia vào các vận động cảm ứng ở thực vật được tổng hợp trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
Phương án trả lời đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 0.
Câu 3:
Quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn và diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng.
B. Quang hợp → Hô hấp → Tổng hợp ATP.
C. Tích lũy năng lượng → Giải phóng năng lượng → Huy động năng lượng.
D. Quang hợp → Hô hấp → Huy động năng lượng.
Câu 4:
Câu 6:
Ý nào sau đây không phải là lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?
A. Cơ tim bền, khoẻ hơn.
B. Tăng thể tích tâm thu.
C. Lưu lượng tim giảm.
D. Nhịp tim giảm.
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của nước đối với thực vật?
A. Tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào.
B. Điều hoà nhiệt độ của cơ thể thực vật chủ yếu thông qua quá trình thoát hơi nước.
C. Là thành phần cấu tạo của các hợp chất hữu cơ như protein, lipid, carbohydrate,...
D. Là nguyên liệu, môi trường cho các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào.
về câu hỏi!