Câu hỏi:
06/08/2023 135Bệnh nhược cơ là bệnh tự miễn, đặc trưng bởi sự yếu cơ và tình trạng dễ mệt mỏi do sự phá huỷ các thụ thể acetylcholine qua trung gian tế bào. Triệu chứng của bệnh thể nhẹ có thể gây sụp mi và liệt các cơ vận nhãn, thể nặng có thể gây liệt cơ toàn thân. Các triệu chứng trầm trọng hơn khi hoạt động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
a) Giải thích cơ chế sinh bệnh của người bị bệnh nhược cơ.
b) Làm thế nào có thể xác định chính xác một người bị bệnh nhược cơ khi họ có những triệu chứng như đã mô tả ở trên?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân tích đề:
- Bệnh tự miễn xuất hiện do cơ thể người bệnh tự sản sinh kháng thể chống lại protein của chính cơ thể mình. Dựa vào các thông tin đề bài cho và cơ chế dẫn truyền xung thần kinh synapse thần kinh – cơ xương để trình bày cơ chế sinh bệnh.
- Để xác định chính xác bệnh, cần làm các chẩn đoán và xét nghiệm liên quan đến yếu tố gây bệnh như: đo nồng độ kháng thể, đo điện cơ, so sánh các tiêu chí khi người bệnh nghỉ ngơi và vận động,…
- Các biện pháp điều trị bệnh tác động vào các yếu tố gây bệnh như kháng thể, hoặc các yếu tố nhằm tăng cường tác dụng của acetylcholine lên thụ thể,…
Lời giải:
a) Cơ chế sinh bệnh nhược cơ:
- Đây là bệnh tự miễn, cơ thể người bệnh tự sản sinh kháng thể kháng lại thụ thể của acetylcholine dẫn đến các thụ thể này bị phá huỷ.
- Vì vậy, khi acetylcholine được giải phóng và đi đến màng sau synapse thì không liên kết được với thụ thể dẫn đến xung thần kinh không được lan truyền, không kích thích co cơ.
b) Tiến hành làm các chẩn đoán như: đo nồng độ kháng thể kháng thụ thể acetylcholine (AChR) trong huyết thanh, đo điện cơ, làm các xét nghiệm khác (nghiệm pháp nghỉ ngơi, nghiệm pháp chườm túi đá).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các động vật sau đây có hệ thần kinh dạng nào?
1. Thuỷ tức.
2. Giun đốt.
3. San hô.
4. Mực.
5. Cá.
6. Sứa.
7. Chim.
8. Rắn
9. Nhện
10. Giun tròn
A. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
B. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 9, 8.
D. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 6, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
Câu 2:
Pheromone là chất hoá học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường gây ra các tập tính liên quan đến sinh sản (1) hoặc các tập tính không liên quan đến sinh sản (2). Cho các hiện tượng sau:
Bướm tằm cái tiết pheromone vào không khí; Cá trê bị thương tiết ra chất từ da; Trong đàn ong mật, ong chúa tiết ra pheromone; Chuột cái đang rụng trứng tiết ra pheromone gây hứng thú cho các con chuột đực; Mèo chà chất tiết lên trên bề mặt đồ vật hay tường nhà.
Hãy lập bảng, sắp xếp các hiện tượng trên vào nhóm tương ứng (1) hoặc (2) và cho biết ý nghĩa của những hành vi này.
Câu 3:
Tập tính của động vật không có vai trò nào sau đây?
A. Tăng khả năng sinh tồn của động vật.
B. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản.
C. Đảm bảo cho động vật phát triển.
D. Tăng số lượng con trong mỗi lần sinh sản.
Câu 4:
Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
1. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.
2. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.
3. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.
4. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi,... ở người.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:
Ghép mỗi loại thụ thể với vai trò tương ứng.
Loại thụ thể |
Vai trò |
1. Thụ thể cơ học |
a) Phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể. |
2. Thụ thể hoá học |
b) Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học. |
3. Thụ thể điện từ |
c) Phát hiện tổn thương mô do tác nhân cơ học (va đập), hoá học (acid,...), điện, nhiệt (lửa,...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra. |
4. Thụ thể nhiệt |
d) Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường. |
5. Thụ thể đau |
e) Phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu. |
A. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a.
B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b.
C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c.
D. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a.
Câu 6:
Cấu trúc synapse hoá học được mô tả như hình bên, các vị trí từ 1 – 8 mô tả cấu trúc nào của synapse?
A. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chuỳ synapse.
B. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – khe synapse ; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – kênh Ca2+; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.
C. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.
D. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – chùy synapse; 8 – màng trước synapse.
Câu 7:
Cho các đặc điểm của synapse hoá học như sau:
1. Là synapse phổ biến ở động vật.
2. Trong mỗi synapse có nhiều túi chứa chất trung gian hoá học, mỗi túi chứa một loại chất trung gian hoá học khác nhau.
3. Mỗi chất trung gian hoá học có một loại enzyme phân giải tương ứng ở màng sau synapse.
4. Có nhiều chất trung gian hoá học khác nhau ở chuỳ synapse, nhưng chỉ có một loại thụ thể liên kết ở màng sau synapse.
Các đặc điểm đúng là:
A. 1, 3.
B. 1, 2.
C. 2, 3.
D. 3, 4.
về câu hỏi!