Câu hỏi:

06/08/2023 1,846

Vào mùa sinh sản những con hươu đực thường “giao đấu” với nhau để chọn ra con khoẻ hơn được quyền giao phối với hươu cái.

Media VietJack

a) Đây là ví dụ về dạng tập tính nào ở động vật? Trình bày vai trò của dạng tập tính này đối với động vật.

b) Ý nghĩa của hành vi “giao đấu" ở hươu đực đối với loài là gì?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phân tích đề:

- Xác định dạng tập tính và vai trò của dạng tập tính này thông qua các từ khoá được gạch chân.

- Hành vi “giao đấu” giúp lựa chọn ra con đực khoẻ mạnh.

Lời giải:

a) - Đây là tập tính sinh sản.

- Tập tính sinh sản gồm nhiều tập tính khác nhau như: tìm kiếm bạn tình, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con non. Tập tính sinh sản giúp động vật truyền lại bộ gene của mình cho thế hệ con cháu, duy trì ổn định loài.

b) “Giao đấu” giúp chọn được con đực khoẻ mạnh giao phối, đây là những con có khả năng sống sót do có sức khoẻ, có vốn gene tốt. Những con hươu con của hươu đực khoẻ mạnh nhận được đặc tính di truyền tốt từ bố sẽ giúp nâng cao sức sống cho loài.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Các động vật sau đây có hệ thần kinh dạng nào?

1. Thuỷ tức.

2. Giun đốt.

3. San hô.

4. Mực.

5. Cá.

6. Sứa.

7. Chim.

8. Rắn

9. Nhện

10. Giun tròn

A. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.

B. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.

C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 9, 8.

D. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 6, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.

Xem đáp án » 06/08/2023 5,848

Câu 2:

Pheromone là chất hoá học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường gây ra các tập tính liên quan đến sinh sản (1) hoặc các tập tính không liên quan đến sinh sản (2). Cho các hiện tượng sau:

Bướm tằm cái tiết pheromone vào không khí; Cá trê bị thương tiết ra chất từ da; Trong đàn ong mật, ong chúa tiết ra pheromone; Chuột cái đang rụng trứng tiết ra pheromone gây hứng thú cho các con chuột đực; Mèo chà chất tiết lên trên bề mặt đồ vật hay tường nhà.

Hãy lập bảng, sắp xếp các hiện tượng trên vào nhóm tương ứng (1) hoặc (2) và cho biết ý nghĩa của những hành vi này.

Xem đáp án » 06/08/2023 5,600

Câu 3:

Tập tính của động vật không có vai trò nào sau đây?

A. Tăng khả năng sinh tồn của động vật.

B. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản.

C. Đảm bảo cho động vật phát triển.

D. Tăng số lượng con trong mỗi lần sinh sản.

Xem đáp án » 06/08/2023 5,335

Câu 4:

Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? 

1. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

2. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh. 

3. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin. 

4. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi,... ở người.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án » 06/08/2023 4,284

Câu 5:

Ghép mỗi loại thụ thể với vai trò tương ứng.

Loại thụ thể

Vai trò

1. Thụ thể cơ học

a) Phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể.

2. Thụ thể hoá học

b) Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học.

3. Thụ thể điện từ

c) Phát hiện tổn thương mô do tác nhân cơ học (va đập), hoá học (acid,...), điện, nhiệt (lửa,...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra.

4. Thụ thể nhiệt

d) Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.

5. Thụ thể đau

e) Phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu.

A. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a.

B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b.

C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c.

D. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a.

Xem đáp án » 06/08/2023 3,823

Câu 6:

Cấu trúc synapse hoá học được mô tả như hình bên, các vị trí từ 1 – 8 mô tả cấu trúc nào của synapse?

Media VietJack

A. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chuỳ synapse.

B. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – khe synapse ; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – kênh Ca2+; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.

C. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.

D. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – chùy synapse; 8 – màng trước synapse.

Xem đáp án » 06/08/2023 3,645

Câu 7:

Cho các đặc điểm của synapse hoá học như sau:

1. Là synapse phổ biến ở động vật.

2. Trong mỗi synapse có nhiều túi chứa chất trung gian hoá học, mỗi túi chứa một loại chất trung gian hoá học khác nhau.

3. Mỗi chất trung gian hoá học có một loại enzyme phân giải tương ứng ở màng sau synapse.

4. Có nhiều chất trung gian hoá học khác nhau ở chuỳ synapse, nhưng chỉ có một loại thụ thể liên kết ở màng sau synapse.

Các đặc điểm đúng là:

A. 1, 3.

B. 1, 2.

C. 2, 3.

D. 3, 4.

Xem đáp án » 06/08/2023 3,357

Bình luận


Bình luận