Câu hỏi:

12/07/2024 1,091

Kiến là một trong các loài có tập tính xã hội cao, ngoài ra kiến còn có tập tính sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi của mình. Các nhà khoa học bị hấp dẫn bởi sự di chuyển của kiến, trong nghiên cứu tìm câu trả lời cho câu hỏi kiến tìm được đường đi ngắn nhất như thế nào, các nhà khoa học đã thiết kế thí nghiệm như mô tả ở hình bên.

Media VietJack

a) Kiến sẽ sử dụng con đường di chuyển nào khi vừa bắt đầu thí nghiệm và sau một khoảng thời gian.

b) Đưa ra dự đoán giải thích vì sao kiến có thể xác định được con đường đi ngắn nhất trong các con đường.

c) Thí nghiệm được tiến hành tương tự như trên, nhưng các nhà khoa học chặn đường ngắn, mở đường dài. Sau khi mở đường dài được 30 phút thì mở đường ngắn cho kiến đi. Kết quả nhận thấy kiến chỉ tập trung đi trên đường dài, số lượng đi trên đường ngắn rất ít. Kết quả thí nghiệm này có mâu thuẫn với kết quả của thí nghiệm trên không? Giải thích.

d) Mùi cũng giúp kiến xác định được nhiệm vụ của những con mà nó gặp: nhóm kiến tìm thức ăn, nhóm kiến tuần tra, nhóm kiến bảo dưỡng tổ và nhóm kiến xử lí chất thải,... Mỗi nhóm kiến có hỗn hợp hydrocarbon riêng, được chúng tiết ra và bôi lên nhau. Kiến nhận ra mình phải làm gì khi nó tiếp xúc với những con kiến khác. Bộ phận nào giúp kiến nhận ra được các tín hiệu khi nó tiếp xúc với nhau?

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phân tích đề:

- Cần chú ý gợi ý câu trả lời trong cách đặt câu hỏi “khi vừa bắt đầu thí nghiệm" và “sau một khoảng thời gian”.

- Khai thác thông tin đề bài cho: “kiến sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi".

- Thí nghiệm có sự thay đổi so với thí nghiệm gốc ban đầu nên kết quả cũng có sự thay đổi.

- Pheromone là chất hoá học được giải phóng vào môi trường sống của động vật, cần xác định bộ phận giúp kiến cảm nhận về pheromone là gì.

Lời giải:

a)

- Khi vừa tiến hành thí nghiệm, kiến sử dụng ngẫu nhiên một trong hai con đường đi (đường ngắn hoặc đường dài).

- Sau một thời gian tiến hành thí nghiệm, đa số kiến di chuyển nhiều trên đường đi ngắn.

b) Dự đoán giải thích vì sao kiến có thể xác định được con đường đi ngắn nhất trong các con đường:

- Trong quá trình di chuyển từ tổ đến hộp đựng thức ăn và ngược lại, kiến tiết ra pheromone, chất hoá học dễ bay hơi.

- Những con kiến vô tình chọn được đường đi ngắn, chúng sẽ quay về tổ sớm, chúng thực hiện được nhiều chuyến đi hơn, nên trên con đường này nồng độ pheromone cao hơn trên con đường dài (kiến vẫn chưa quay về tổ), nhờ vậy những chú kiến chưa di chuyển sẽ sớm xác định được con đường đi ngắn nhất.

c)

- Kết quả này không ngược với kết quả thí nghiệm trên, ngược lại còn ủng hộ giả thuyết được đưa ra ở câu b.

- Khi mở đường dài trước 30 phút, kiến tập trung đi đường này, nồng độ pheromone trên con đường dài cao hơn so với đường ngắn. Do đó, khi mở đường ngắn, nồng độ pheromone trên đường này không đủ để các con kiến tập trung đi theo.

d) - Kiến dùng anten. Anten là cơ quan nhận biết hoá chất của kiến.

- Khi kiến gặp nhau, kiến đụng anten vào nhau, đó là khi kiến ngửi nhau để phát hiện các chất hoá học trên cơ thể nhau.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Các động vật sau đây có hệ thần kinh dạng nào?

1. Thuỷ tức.

2. Giun đốt.

3. San hô.

4. Mực.

5. Cá.

6. Sứa.

7. Chim.

8. Rắn

9. Nhện

10. Giun tròn

A. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.

B. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.

C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 9, 8.

D. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 6, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.

Xem đáp án » 12/07/2024 8,746

Câu 2:

Pheromone là chất hoá học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường gây ra các tập tính liên quan đến sinh sản (1) hoặc các tập tính không liên quan đến sinh sản (2). Cho các hiện tượng sau:

Bướm tằm cái tiết pheromone vào không khí; Cá trê bị thương tiết ra chất từ da; Trong đàn ong mật, ong chúa tiết ra pheromone; Chuột cái đang rụng trứng tiết ra pheromone gây hứng thú cho các con chuột đực; Mèo chà chất tiết lên trên bề mặt đồ vật hay tường nhà.

Hãy lập bảng, sắp xếp các hiện tượng trên vào nhóm tương ứng (1) hoặc (2) và cho biết ý nghĩa của những hành vi này.

Xem đáp án » 12/07/2024 6,716

Câu 3:

Tập tính của động vật không có vai trò nào sau đây?

A. Tăng khả năng sinh tồn của động vật.

B. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản.

C. Đảm bảo cho động vật phát triển.

D. Tăng số lượng con trong mỗi lần sinh sản.

Xem đáp án » 12/07/2024 6,235

Câu 4:

Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? 

1. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

2. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh. 

3. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin. 

4. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi,... ở người.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án » 11/07/2024 5,073

Câu 5:

Ghép mỗi loại thụ thể với vai trò tương ứng.

Loại thụ thể

Vai trò

1. Thụ thể cơ học

a) Phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể.

2. Thụ thể hoá học

b) Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học.

3. Thụ thể điện từ

c) Phát hiện tổn thương mô do tác nhân cơ học (va đập), hoá học (acid,...), điện, nhiệt (lửa,...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra.

4. Thụ thể nhiệt

d) Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.

5. Thụ thể đau

e) Phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu.

A. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a.

B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b.

C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c.

D. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a.

Xem đáp án » 12/07/2024 4,771

Câu 6:

Cấu trúc synapse hoá học được mô tả như hình bên, các vị trí từ 1 – 8 mô tả cấu trúc nào của synapse?

Media VietJack

A. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chuỳ synapse.

B. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – khe synapse ; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – kênh Ca2+; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.

C. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.

D. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – chùy synapse; 8 – màng trước synapse.

Xem đáp án » 12/07/2024 4,462

Câu 7:

Cho các đặc điểm của synapse hoá học như sau:

1. Là synapse phổ biến ở động vật.

2. Trong mỗi synapse có nhiều túi chứa chất trung gian hoá học, mỗi túi chứa một loại chất trung gian hoá học khác nhau.

3. Mỗi chất trung gian hoá học có một loại enzyme phân giải tương ứng ở màng sau synapse.

4. Có nhiều chất trung gian hoá học khác nhau ở chuỳ synapse, nhưng chỉ có một loại thụ thể liên kết ở màng sau synapse.

Các đặc điểm đúng là:

A. 1, 3.

B. 1, 2.

C. 2, 3.

D. 3, 4.

Xem đáp án » 12/07/2024 4,065

Bình luận


Bình luận