Câu hỏi:
23/08/2023 300Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là
A. nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và khuếch tán.
B. nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.
C. nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế khuếch tán hoặc thẩm thấu.
D. nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thẩm thấu còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo hai cơ chế thụ động và chủ động.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là: nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thẩm thấu còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo hai cơ chế thụ động và chủ động.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch rây?
A. Mạch rây được tạo thành do các tế bào rây nối liền với nhau, phần đầu của ống rây là các tế bào kèm.
B. Dịch vận chuyển theo mạch rây có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá, một số chất được tổng hợp từ rễ.
C. Nước có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại tuỳ theo nhu cầu của cây.
D. Các chất vận chuyển trong mạch rây chỉ có thể theo một chiều từ trên xuống.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch gỗ?
A. Mạch gỗ được tạo thành do các tế bào hình ống không có thành tế bào nối liền với nhau.
B. Mạch gỗ vận chuyển nước, các chất khoáng hoà tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ lên thân và lá.
C. Động lực chủ yếu làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là lực đẩy của rễ.
D. Trong mạch gỗ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn có tác dụng kéo nước từ rễ lên lá.
Câu 3:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về hậu quả của việc bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây?
(1) Gây độc cho cây trồng và người sử dụng.
(2) Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
(3) Làm cho đất đai màu mỡ nhưng cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
(4) Lượng phân bón dư thừa sẽ làm thay đổi tính chất của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước và con đường thoát hơi nước ở thực vật?
(1) Sự thoát hơi nước và quang hợp ở lá có mối quan hệ mật thiết với nhau.
(2) Thoát hơi nước sẽ tạo nên một động lực quan trọng nhất cho sự hút và vận chuyển của dòng nước đi trong cây.
(3) Ở những cây trưởng thành, cường độ thoát hơi nước qua cutin gần tương đương với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng.
(4) Không phải tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng thoát hơi nước.
(5) Các thực vật trong bóng râm, thực vật thuỷ sinh thoát hơi nước chủ yếu qua cutin.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về quá trình hấp thụ nước và khoáng ở rễ?
(1) Nước và các chất khoáng từ đất được hấp thụ chủ yếu qua các tế bào biểu bì của rễ.
(2) Nước có thể xâm nhập vào cây qua lá, thân non với lượng ít khi gặp mưa hoặc tưới nước cho cây.
(3) Rễ hấp thụ nước và khoáng từ đất theo cơ chế thẩm thấu.
(4) Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào có nồng độ cao hơn nhờ các chất vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.
(5) Các nguyên tố khoáng còn có thể được lá cây hấp thụ qua bề mặt lá.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 5.
Câu 6:
Trong các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng?
(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường.
(4) Nồng độ ion khoáng trong tế bào khí khổng.
(5) Độ pH của đất.
(6) Gió.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 7:
Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng
A. N2.
B. NO và NO2.
C. NO3- và NH4+.
D. NH4+ và N2.
về câu hỏi!