Câu hỏi:
23/08/2023 546Tại sao ở người mắc bệnh về gan như viêm gan, xơ gan thì lượng lipid thải ra trong phân tăng lên, đồng thời cơ thể thiếu vitamin A, D, E, K và hoạt động tiêu hoá giảm sút?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gan có vai trò tiết dịch mật, muối mật NaHCO3 trong dịch mật có tác dụng nhũ tương hoá lipid (tách mảng lipid thành những giọt lipid nhỏ) tạo điều kiện cho enzyme lipase phân giải lipid giúp hấp thụ lipid và các chất hoà tan trong lipid như vitamin A, D, E, K. Ở những người mắc bệnh về gan, sự tiết mật giảm → hàm lượng muối một giảm → hiệu quả tiêu hoá lipid giảm nên lipid và các vitamin A, D, E, K không được hấp thụ và bị đào thải qua phân. Bên cạnh đó, NaHCO3 của muối mật góp phần tạo môi trường kiềm để các enzyme của tuyến tuỵ, tuyến ruột hoạt động; dịch mật còn làm tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối các chất ở ruột → lượng dịch mật giảm → hoạt động tiêu hoá giảm sút.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quá trình dinh dưỡng gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.Câu 2:
Loài động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. Sứa.
B. Giun đũa.
C. Bọt biển.
D. Cá sấu.
Câu 3:
Cho các vai trò sau đây:
(1) Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng.
(2) Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
(3) Giảm thiểu bệnh tật.
(4) Cung cấp thật nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết để có được sức khoẻ tốt.
Có bao nhiêu vai trò là của thực phẩm sạch?
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 4:
Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là tiêu hoá nội bào, nhờ các enzyme thuỷ phân trong lysosome.
(2) Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, quá trình tiêu hoá chỉ theo hình thức tiêu hoá ngoại bào.
(3) Tiêu hoá ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá, với sự tham gia của các enzyme chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào.
(4) Tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong cơ quan tiêu hóa.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng về cấu tạo của hệ tiêu hoá và quá trình tiêu hoá ở các loài thuộc các nhóm động vật khác nhau?
(1) Dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại được chia làm bốn ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
(2) Ở động vật ăn thực vật nhai lại, thức ăn được tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học tại dạ cỏ, sau đó được tiêu hoá vi sinh vật tại dạ múi khế và ruột.
(3) Ở động vật ăn thực vật không nhai lại, quá trình tiêu hoá vi sinh vật không xảy ra ở dạ dày mà xảy ra ở manh tràng.
(4) Các loài trong nhóm động vật ăn thịt và động vật ăn tạp có quá trình tiêu hoá tương đối khác nhau.
(5) Dạ dày ở chim phân hoá thành dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Trong đó, dạ dày tuyến có vai trò tiến hành quá trình tiêu hoá cơ học.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6:
Các động vật thuộc ngành Thân lỗ có hình thức tiêu hoá
A. ngoại bào.
B. nội bào.
C. ngoài cơ thể.
D. trong cơ thể.
Câu 7:
Ở động vật có bao nhiêu hình thức tiêu hoá? Hình thức tiêu hoá nào có ưu thế hơn? Tại sao?
về câu hỏi!