Câu hỏi:
13/07/2024 3,142Tại sao cá xương hô hấp rất hiệu quả trong môi trường nước nhưng sẽ chết khi lên cạn?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Cá xương hô hấp rất hiệu quả trong môi trường nước vì:
+ Dòng nước qua mang liên tục và theo một chiều nên luôn có nước giàu O2 qua mang.
+ Dòng nước chảy bên ngoài các lá mang và dòng máu chảy trong các mao mạch của các lá mang song song và ngược chiều nhau nên tặng hiệu quả trao đổi O2 và CO2 → cá có thể lấy đến 80 % O2 hoà tan trong nước qua mang.
+ Lực chảy của dòng nước qua mang làm các lá mang xoè ra → tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa mang và môi trường nước.
- Cá chết khi lên cạn vì:
+ Các lá mang bị mất độ ẩm do không khí khô, không trao đổi được O2 và CO2.
+ Không còn lực đẩy làm xoè các lá mang nên các lá mang dính lại → giảm diện tích bề mặt trao đổi khí.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tất cả các loài động vật sống trên cạn đều có hình thức hô hấp bằng phổi.
(2) Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.
(3) Khi lên cạn, cá sẽ ngừng hô hấp do các khe mang bị khô, các phiến mang dính lại với nhau làm giảm diện tích bề mặt trao đổi khí.
(4) Phổi của tất cả các loài chim đều có hệ thống phế nang phát triển, do đó, thích nghi với đời sống bay lượn.
(5) Tất cả các loài cá đều hô hấp bằng mang.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 2:
Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây giúp hoạt động hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn?
(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.
(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 3:
Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Ở lưỡng cư, quá trình hô hấp bằng phổi là chủ yếu.
(2) Hoạt động hô hấp ở cá xương nhờ sự nâng, hạ xương nắp mang phối hợp với sự đóng, mở khoang miệng.
(3) Chim có hệ thống 8 túi khí hỗ trợ cho quá trình thông khí ở phổi diễn ra hiệu quả.
(4) Ở người, khi hít vào, phổi dãn rộng, áp suất không khí trong phổi cao hơn áp suất không khí bên ngoài.
(5) Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí.
(6) Ở côn trùng, sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của hệ thống ống khí.
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 5:
Các loài động vật sống ở môi trường nước có thể trao đổi khí thông qua bao nhiêu hình thức sau đây?
(1) Qua mang.
(2) Qua da.
(3) Qua phổi.
(4) Qua ống khí.
(5) Qua màng tế bào.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 6:
Ở động vật, dựa vào đặc điểm bề mặt trao đổi khí, có thể phân chia thành bao nhiêu hình thức trao đổi khí chủ yếu?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 9 có đáp án
về câu hỏi!