Câu hỏi:

13/07/2024 1,859

Hãy tưởng tượng, trong tương lai em là một bác sĩ dinh dưỡng, công việc chính là tư vấn sức khoẻ và đưa ra hướng điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá và dinh dưỡng cho bệnh nhân. Em hãy phân tích các tác nhân (tác nhân sinh học, chất độc có trong thức ăn, thói quen ăn uống,...) có thể gây hại cho hệ tiêu hoá.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá có thể kể đến như:

- Các tác nhân sinh học:

+ Nhóm vi sinh vật hoại sinh: ở miệng, các vi sinh vật thường bám vào các kẽ răng để lên men thức ăn, tạo ra môi trường acid làm hỏng răng. Ở ruột và dạ dày, các vi sinh vật thường gây ôi thiu thức ăn, gây rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, nôn ói,...

+ Nhóm sinh vật kí sinh: Giun sán kí sinh gây viêm loét niêm mạc ruột. Vi sinh vật kí sinh trong ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá gây viêm loét thành ống và tuyến tiêu hoá.

+ Nhóm vi khuẩn, virus kí sinh gây hại cho hệ tiêu hoá.

- Các chất độc trong thức ăn, đ uống: có thể làm tê liệt lớp niêm mạc của ống tiêu hoá gây ung thư cho hệ tiêu hoá.

- Ăn không đúng cách: có thể làm hoạt động tiêu hoá kém hiệu quả, gây hại cho hệ tiêu hoá.

- Khẩu phần ăn không hợp lí: có thể gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, nôn ói,...

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tại sao chất dinh dưỡng gần như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thụ chủ yếu ở ruột non?

Xem đáp án » 13/07/2024 7,082

Câu 2:

b) Nhu cầu năng lượng của mỗi người phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Xem đáp án » 13/07/2024 4,306

Câu 3:

Các cơ quan trong ống tiêu hoá bao gồm:

A. miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già.

B. miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ty, ruột non, ruột già.

C. miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

D. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột non, ruột già.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,130

Câu 4:

Ghép các thông tin trong cột A với cột B trong bảng sau sao cho phù hợp.

A. Tên cơ quan của hệ tiêu hoá

B. Chức năng của cơ quan

1. Miệng

a) Nuốt thức ăn

2. Hầu

b) Thải phân ra khỏi cơ thể

3. Thực quản

c) Chứa, nghiền bóp và nhào trộn thức ăn cho ngấm dịch vị

4. Dạ dày

d) Cắt, xé và nghiền thức ăn; chuyển, tạo viên thức ăn và đẩy thức ăn

5. Ruột non

e) Hấp thụ nước, tạo phân

6. Ruột già

g) Chuyển thức ăn xuống dạ dày

7. Hậu môn

h) Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ các chất

Xem đáp án » 13/07/2024 2,615

Câu 5:

Một người ở độ tuổi 12 đến 14 có nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2 310 Kcal, trong số năng lượng đó protein chiếm 19%, lipid chiếm 13% còn lại là carbohydrate. Biết rằng: 1 gam protein oxy hoá hoàn toàn giải phóng 4,1 Kcal; 1 gam lipid oxy hoá hoàn toàn giải phóng 9,3 Kcal; 1 gam carbohydrate oxy hoá hoàn toàn giải phóng 4,3 Kcal.

a) Tính tổng số gam protein, lipid, carbohydrate cn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,424

Câu 6:

Khi nhu động ruột kém hơn bình thường hoặc khi phân trở nên cứng và khó thải ra ngoài thì được gọi là táo bón. Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón?

1) Ăn nhiều rau xanh;

2) Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và protein;

3) Uống nhiều nước;

4) Uống chè đặc.

A. 2, 3.                          

B. 1, 3.                         

C. 1, 2.                                           

D. 1, 2, 3.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,415

Câu 7:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để thu được nội dung đúng.

Khi …(1)… được nghiền nhỏ, được …(2)… đẩy vào hầu, thức ăn chạm vào gốc lưỡi sẽ gây phản xạ …(3)…, lưỡi nâng lên, đồng thời nắp thanh quản hạ xuống, bịt đường vào khí quản, khẩu cái mềm chặn đường lên khoang mũi, chỉ còn đường …(4)… mở để thức ăn lọt vào nhờ các cơ ở thành thực quản co bóp đưa viên thức ăn xuống …(5)…

Xem đáp án » 13/07/2024 2,074

Bình luận


Bình luận