Câu hỏi:

10/10/2023 269

Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về nét đặc sắc trong cách kể ở một truyện ngắn tự chọn.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trả lời:

I. Mở bài

- Giới thiệu về truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

- Dẫn dắt vào một nét đặc sắc trong cách kể của truyện: xây dựng tình huống truyện độc đáo.

II. Thân bài

1. Mục đích Kim Lân khi viết Vợ nhặt

- Khai thác giai đoạn nạn đói 1945 khiến dân tộc cùng quẫn, Kim Lân muốn khẳng định “Đói, nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự” và đã khai thác khía cạnh này trong tác phẩm.

2. Tình huống truyện

- Tràng là một thanh niên có gia cảnh nghèo khó trong xóm ngụ cư, tính cách có phần ngờ nghệch, khờ khạo. Giữa lúc nạn đói hoành hành, Trành chấp nhận một người phụ nữ tứ cố vô thân, mỗi ngày phải chống chọi với nguy cơ chết đói, theo mình về làm vợ.

3. Nhận xét về tình huống truyện

- Tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nằm ngoài dự đoán của cả 2 nhân vật và cả người đọc.

- Tình huống éo le, bởi trong nạn đói, chuyện dựng vợ gả chồng trở thành thách thức lớn với người dân nghèo.

- Tình huống mang giá trị nhân đạo sâu sắc, cho ta thấy được vẻ đẹp của tình người và tính người trong hoàn cảnh bi đát, ngặt nghèo; sức mạnh của tình yêu thương, sự bao dung và tinh thần lạc quan của những người sống dưới đáy xã hội.

4. Những đặc sắc nghệ thuật khi triển khai tình huống (mở rộng)

- Sự đối lập giữa bối cảnh đói khát, ám ảnh chết chóc với khát vọng sống, hạnh phúc của con người.

+ Miêu tả chi tiết bối cảnh nạn đói và sự tươi mới, đón nhận của người dân xóm Ngụ Cư khi Tràng dắt vợ về.

+ Miêu tả xuất sắc những đối lập trong tâm lí các nhân vật.

- Sự tương đồng trong hướng vận động của tâm lí nhân vật.

+ Cái đói nghèo, ủ rũ đã nhường chỗ cho sự sống, niềm vui.

- Điểm nhìn trần thuật được thay đổi đầy tinh tế, phù hợp.

- Ngôn ngữ truyện dung dị, tự nhiên; lời nhân vật cho thấy được sự chất phác, thô mộc của người dân nghèo.

III. Kết luận

- Khẳng định giá trị truyện ngắn.

- Khẳng định nét đặc sắc của tình huống truyện đã góp phần thành công cho truyện ngắn.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn qua một ví dụ cụ thể.

Xem đáp án » 10/10/2023 1,771

Câu 2:

Người kể chuyện trong truyện ngắn là ai? Người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì đối với các nhân vật?

Xem đáp án » 10/10/2023 1,705

Câu 3:

Qua đoạn trích, bạn nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện?

Xem đáp án » 10/10/2023 1,634

Câu 4:

Phân tích điều tâm niệm sau đây của nhân vật “hắn” về văn chương “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có....

Xem đáp án » 10/10/2023 1,293

Câu 5:

Nêu nhận xét khái quát về nét đặc sắc trong ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện của Kim Lân ở truyện ngắn Vợ nhặt.

Xem đáp án » 10/10/2023 1,085

Câu 6:

Nỗi buồn của nhân vật “hắn” có lí do từ đâu? Qua nỗi buồn ấy, bạn đánh giá nhân vật này là người như thế nào?

Xem đáp án » 10/10/2023 1,048

Câu 7:

Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 12 – 21) và trả lời các câu hỏi:

Nhận xét cách người kể chuyện đưa người đọc vào tình huống truyện ở câu văn sau đây: “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”.

Xem đáp án » 10/10/2023 833

Bình luận


Bình luận