Câu hỏi:

10/10/2023 88

Bạn dự kiến sẽ phân tích ví dụ nào khi tham gia cuộc thảo luận trong nhóm học tập về nét khác biệt nói chung giữa truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại? Hãy ghi tóm tắt những ý phân tích đó.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trả lời:

1. Bảng so sánh nét khác biệt của truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại

 

Truyện ngắn trung đại

Truyện ngắn hiện đại

Nội dung

- Nội dung bị giới hạn, gò bó trong phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi lễ giáo xã hội phong kiến.

- Chỉ đề cập đến một góc khuất nhỏ trong cuộc sống.

- Chủ yếu để bày tỏ chí, tỏ lòng.

- Nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc.

- Có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng.

- Cách viết hiện đại, đề cập nhiều góc khuất của xã hội chân thực.

Nghệ thuật

- Mang tính ước lệ tượng trưng, có điển tích, điển cố, tuân theo các truyền thống, săp đặt sẵn.

- Không có quan điểm cá nhân.

- Góc nhìn mở rộng, không bị ràng buộc bởi lễ nghi, lễ giáo.

- Biểu lộ cái tôi, quan điểm cá nhân vào bài viết.

 2. Phân tích ví dụ

Truyện ngắn trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện ngắn hiện đại: Vợ nhặt

* Giống nhau:

- Gửi gắm được tình cảm, sự cảm thông, tư tưởng của tác giả.

- Gồm 2 nội dung chính: Nhân đạo, hiện thực.

* Khác nhau:

- Nội dung:

+ Chuyện người con gái Nam Xương: Chỉ để cập đến góc khuất là vị trí, oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, chưa đưa được quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vào trong tác phẩm. Câu chuyện vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến (phụ nữ theo chồng, không có tiếng nói, không tự bảo vệ được mình; mê tín, lễ giáo;...).

+ Vợ nhặt: Tình huống truyện hiện đại, hấp dẫn. Đề cập đến góc khuất của xã hội một cách chân thực. Tác giả đưa cái tôi cá nhân là hướng nhân vật đến giác ngộ lí tưởng cách mạng.

- Nghệ thuật:

+ Chuyện người con gái Nam Xương: Câu chuyện chỉ được viết theo điểm nhìn của người kể, trình tự kể theo trình tự thời gian, ngôn ngữ khách quan thuần túy. Truyện có tính ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

+ Vợ nhặt: Câu chuyện thay đổi điểm nhìn linh hoạt, trình tự kể chuyện xáo trộn theo dụng ý của người viết, ngôn ngữ đan xen giữa khác quan và chủ quan. Góc nhìn mở rộng, không bị ràng buộc bởi lễ nghi, lễ giáo.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn qua một ví dụ cụ thể.

Xem đáp án » 10/10/2023 1,770

Câu 2:

Người kể chuyện trong truyện ngắn là ai? Người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì đối với các nhân vật?

Xem đáp án » 10/10/2023 1,703

Câu 3:

Qua đoạn trích, bạn nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện?

Xem đáp án » 10/10/2023 1,629

Câu 4:

Phân tích điều tâm niệm sau đây của nhân vật “hắn” về văn chương “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có....

Xem đáp án » 10/10/2023 1,291

Câu 5:

Nêu nhận xét khái quát về nét đặc sắc trong ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện của Kim Lân ở truyện ngắn Vợ nhặt.

Xem đáp án » 10/10/2023 1,084

Câu 6:

Nỗi buồn của nhân vật “hắn” có lí do từ đâu? Qua nỗi buồn ấy, bạn đánh giá nhân vật này là người như thế nào?

Xem đáp án » 10/10/2023 1,047

Câu 7:

Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 12 – 21) và trả lời các câu hỏi:

Nhận xét cách người kể chuyện đưa người đọc vào tình huống truyện ở câu văn sau đây: “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”.

Xem đáp án » 10/10/2023 833

Bình luận


Bình luận