Câu hỏi:

10/10/2023 79

Để tham gia diễn đàn Bạn đọc gì, xem gì, nghe gì?, bạn dự định giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật đã gây cho bạn những ấn tượng sâu sắc. Hãy lập dàn ý cho bài nói về tác phẩm nghệ thuật ấy.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trả lời:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm và lí do tác phẩm ấy để lại ấn tượng sâu sắc.

II. Thân bài

1. Giới thiệu tác phẩm

- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc và tiêu biểu của Tô Hoài viết về đời sống của người dân miền núi phía Bắc.

- Giá trị của truyện không chỉ ở nội dung thể hiện được cảnh sống khốn cùng của người dân miền núi bị áp bức, vùng lên phản kháng mãnh liệt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật được sử dụng.

2. Giá trị của truyện

a. Giá trị nội dung

* Giá trị hiện thực

- Phản ánh chân thực số phận của người dân nghèo miền Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến tàn bạo.

- Thấy rõ sự tàn bạo, độc ác của kẻ thù mà tiêu biểu là cha con nhà thống lí Pá Tra. Chúng đã bóc lột, hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần người dân lao động nghèo, miền núi.

- Thông qua cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã diễn tả thật sinh động quá trình thức tỉnh vươn lên tìm ánh sáng cách mạng của người dân nghèo Tây Bắc.

* Giá trị nhân đạo

- Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ cả về tinh thần và thể xác của những người lao động nghèo khổ như Mị, A Phủ.

- Phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp đáng quý ở Mị, A Phủ. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn, cần cù, yêu tự do và đặc biệt là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt ở họ.

- Tố cáo ách thống trị phong kiến miền núi bạo tàn, lạc hậu đã chà đạp và bóc lột con người đến xương tủy.

- Hướng người lao động nghèo khổ đến con đường tươi sáng là tự giải phóng mình, tìm đến cách mạng và cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù.

b. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề...)

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý; dẫn dắt những tình tiết đan xen, kết hợp một cách khéo léo, tạo sức lôi cuốn.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Mỗi nhân vật được sử dụng bút pháp khác nhau để khắc họa tính cách khác nhau trong khi họ có số phận giống nhau. Tác giả tả ngoại hình, tả tâm lý với dòng kí ức chập chờn, những suy nghĩ thầm lặng để khắc họa nỗi đau khổ và sức sống của Mị, còn A Phủ thì tả ngoại hình, hành động và những mẩu đối thoại ngắn để thấy tính cách giản đơn.

- Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi. Giọng điệu trần thuật có sự pha trộn giữa giọng người kể với giọng nhân vật nên tạo ra chất trữ tình.

III. Kết luận

- Tổng kết lại giá trị và đặc sắc gây ấn tượng của tác phẩm.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:

TÌNH CA BAN MAI

Em đi như chiều đi

Gọi chim vườn bay hết.

 

Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc.

 

Em ở trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh che.

 

Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít.

 

Sợ gì chim bay đi

Mang bóng chiều bay hết.

 

Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về.

 

Dù nắng trưa không ở

Ta vẫn còn sao khuya.

 

Hạnh phúc trên đầu ta

Mọc sao vàng chi chít.

Mai, hoa em lại về.

(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)

Theo bạn, bài thơ đã được cấu t như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?

Xem đáp án » 10/10/2023 3,167

Câu 2:

Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ?

Xem đáp án » 10/10/2023 1,561

Câu 3:

Nêu nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu.

Xem đáp án » 10/10/2023 1,022

Câu 4:

Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:

SÔNG LẤP

Sông kia rày đã nên đồng,

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)

Bài thơ đã được cấu t như thế nào?

Xem đáp án » 10/10/2023 902

Câu 5:

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc so sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước”.

Xem đáp án » 10/10/2023 709

Câu 6:

Bài thơ đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu và mối tương quan giữa chúng?

Xem đáp án » 10/10/2023 640

Câu 7:

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.

Xem đáp án » 10/10/2023 465

Bình luận


Bình luận