Câu hỏi:
13/07/2024 2,591Suy nghĩ và hành động “vì nghĩa quên thân” của người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện như thế nào qua câu 29?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Câu văn thể hiện rõ sự khái quát hoá sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời thể hiện cảm hứng ngợi ca người anh hùng nghĩa sĩ bất tử trong lòng nhân dân. Về ngôn từ và lập luận, hai cụm từ “đánh giặc” và “thờ vua” được lặp lại trong cấu trúc lặp “sống... thác cũng..” mang hàm ý nhấn mạnh.
- Suy nghĩ và hành động xả thân vì nghĩa lớn của người nghĩa sĩ gắn liền với ý thức quyết tâm đánh giặc giữ nước. Đánh giặc giữ nước chính là thể hiện lòng trung thành với Tổ quốc, là biểu hiện cao nhất của quan niệm “ái quốc”; “thờ vua”, theo lí tưởng Nho giáo, chính là yêu nước. Người nghĩa sĩ dẫu đã hi sinh, nhưng linh hồn của họ vẫn phù trợ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân, vẫn một lòng thờ vua, với ý nguyện “muôn kiếp nguyện được trả thù”. Có nghĩa là họ vẫn đồng hành với những lớp người sau và sẽ sống mãi trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
ngày chúng tôi đi
các toa tàu mở toang cửa
không có gì phải che giấu nữa
những thằng lính trẻ măng
tinh nghịch lỗ đầu qua cửa sổ
những thằng lính trẻ măng
quân phục xùng xình
chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
và dài muốn đứt hơi
hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
thế hệ chúng tôi
hiệu còi ấy là một lời tuyên bố
một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình, in trong 123, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 63 – 64)
Theo hiểu biết của bạn về lịch sử, đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ thế hệ nào?
Câu 3:
Lập dàn ý cho bài giới thiệu về một tượng đài mà bạn từng thưởng ngoạn hoặc được biết qua các phương tiện truyền thông.
Câu 5:
Theo những điều được thể hiện trong đoạn thơ, “thế hệ chúng tôi” đã nhập cuộc và đáp ứng yêu cầu của thời đại với tinh thần, thái độ như thế nào? Bạn suy nghĩ gì về tinh thần, thái độ đó?
Câu 6:
Hãy đọc nhận xét sau đây về bộ phim Cánh đồng hoang (đạo diễn Vương Hồng Sen và thực hiện yêu cầu:
Cánh đồng hoang là bộ phim chiến tranh thể hiện cho tinh thần “dựa vào sức dân mà đánh Mỹ” của những nhà lãnh đạo Việt Nam, một bản anh hùng ca của chiến tranh du kích, tạo nên đối lập giữa sự thô sơ và vũ khí hiện đại.
(Lê Hồng Lâm, 101 bộ phim Việt Nam hay nhớt.
NXB Thế giới – Công ti cổ phần Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2018, tr.100)
Nhận xét trên nói đến phương diện giá trị nào của bộ phim?
về câu hỏi!