Câu hỏi:
13/07/2024 1,289Lập dàn ý cho bài giới thiệu về một tượng đài mà bạn từng thưởng ngoạn hoặc được biết qua các phương tiện truyền thông.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1, Mở đầu
- Giới thiệu tượng đài: Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội
- Nêu cảm nghĩ chung của em về tượng đài đó.
2, Triển khai
- Giới thiệu khái quát:
+ Vị trí địa lí, địa chỉ: Đặt lại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường ĐInh Tiên Hoàng, trung tâm thủ đô Hà Nội.
+ Khung cảnh bao quát: Tuyến phố đi bộ Hồ Gươm
- Lịch sử xây dựng
+ Thời gian xây dựng: Khởi công 17/08/2004, khánh thành 07/10/2004
+ Nguồn gốc hình thành: Là công trình văn hóa trọng điểm chào mừng 50 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1054 - 10/10/2004), tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2010)
+ Ý nghĩa tên gọi: Nhằm tôn vinh Vua Lý Thái Tổ - người có công khai sáng kinh thành Thăng Long
- Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
+ Cấu trúc nhìn từ xa: Bức tượng bằng đồng nguyên chất, đúc liền khối, nặng 34 tấn (tượng 14 tấn, bệ 20 tấn), cao 10,10m (tượng cao 6,8m, bệ cao 3,3m), Tính theo đơn vị centimet, 1010cm tương ứng với số năm 1010 - năm khai sáng Kinh thành Thăng Long
+ Chi tiết đặc điểm đặc sắc và nổi bật nhất của tượng đài: Khắc họa hình tượng người có công khởi lập và tạo dựng nên mảnh đất ngàn năm văn hiến - Vua Lý Thái Tổ, đầu đội mũ bình thiên, tay phải cầm “Chiếu dời đô”, tay trái chỉ xuống nơi định đô. Tượng được đặt trên hình bát giác (tượng trưng cho 8 hướng), phần trên đài cách điệu hình bốn cổng thành Hà Nội, phần bệ gồm ba bậc thềm tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hòa, những yếu tố làm cơ sở để Vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên.
- Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của tượng đài
3, Kết luận
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của tượng đài.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tượng đài.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Suy nghĩ và hành động “vì nghĩa quên thân” của người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện như thế nào qua câu 29?
Câu 3:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
ngày chúng tôi đi
các toa tàu mở toang cửa
không có gì phải che giấu nữa
những thằng lính trẻ măng
tinh nghịch lỗ đầu qua cửa sổ
những thằng lính trẻ măng
quân phục xùng xình
chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
và dài muốn đứt hơi
hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
thế hệ chúng tôi
hiệu còi ấy là một lời tuyên bố
một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình, in trong 123, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 63 – 64)
Theo hiểu biết của bạn về lịch sử, đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ thế hệ nào?
Câu 5:
Theo những điều được thể hiện trong đoạn thơ, “thế hệ chúng tôi” đã nhập cuộc và đáp ứng yêu cầu của thời đại với tinh thần, thái độ như thế nào? Bạn suy nghĩ gì về tinh thần, thái độ đó?
Câu 6:
Hãy đọc nhận xét sau đây về bộ phim Cánh đồng hoang (đạo diễn Vương Hồng Sen và thực hiện yêu cầu:
Cánh đồng hoang là bộ phim chiến tranh thể hiện cho tinh thần “dựa vào sức dân mà đánh Mỹ” của những nhà lãnh đạo Việt Nam, một bản anh hùng ca của chiến tranh du kích, tạo nên đối lập giữa sự thô sơ và vũ khí hiện đại.
(Lê Hồng Lâm, 101 bộ phim Việt Nam hay nhớt.
NXB Thế giới – Công ti cổ phần Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2018, tr.100)
Nhận xét trên nói đến phương diện giá trị nào của bộ phim?
về câu hỏi!