Câu hỏi:
13/07/2024 7,380Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
TIẾN SĨ GIẤY
Cũng cờ, cũng biển, cũng cận đại
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thần giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi,
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến, in trong Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) - Qua việc miêu tả hình nộm ông tiến sĩ giấy (ông nghè tháng Tám, một thứ đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu hằng năm ở Việt Nam thời xưa), Nguyễn Khuyến đã phê phán thực trạng hư danh của những kẻ mang danh đỗ đạt cao nhưng thực chất lại rỗng tuếch trong bối cảnh khoa cử ở thời kì đầu của chế độ thực dân, phong kiến; cảm thán cho tình trạng bi thảm của nền thực học nước nhà.
- Bài thơ được viết vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, dựng nên chính quyền bù nhìn, thực hiện chính sách xây dựng thuộc địa. Trong tình trạng lộn xộn đó, nền khoa cử Việt Nam xuống dốc trầm trọng, tệ mua quan, bán tước phổ biến, nhiều kẻ không có thực tài do nhiều nguyên nhân mà đỗ đạt, leo lên các bậc thang danh vọng. Nguyễn Khuyến đau xót trước tình cảnh đó, đã châm biếm biểu tượng tiêu biểu nhất của nền khoa cử khi ấy: ông tiến sĩ qua hình tượng tiến sĩ giấy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b) Hãy tìm bố cục của bài Tiến sĩ giấy và trả lời câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy chỉ ra những dấu hiệu của thể thơ đó.
Câu 2:
d) Tại sao lại có thể nói bên cạnh nội dung trào phúng xã hội, bài thơ còn toát ra ý vị tự trào (lấy chính mình làm đối tượng trào phúng)?
Câu 3:
c) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.
Câu 4:
e) Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa cái danh (danh hiệu, chức danh,...) và cái thực (thực chất, bản chất, năng lực) của con người trong cuộc sống và trong học tập?
Câu 5:
Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?
Câu 6:
Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!