Câu hỏi:
12/07/2024 4,734d) Tại sao lại có thể nói bên cạnh nội dung trào phúng xã hội, bài thơ còn toát ra ý vị tự trào (lấy chính mình làm đối tượng trào phúng)?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
d) Bên cạnh giá trị trào phúng, phê phán, thậm chí hạ bệ thần tượng thuộc loại danh giá nhất của xã hội thực dân, phong kiến thời Nguyễn Khuyến, có thể nói bài thơ Tiến sĩ giấy còn mang ý vị tự trào.
- Bản thân Nguyễn Khuyến cũng là một ông nghè nhưng ông không giống những kẻ hữu danh vô thực mà ông đã phê phán. Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba kì thi (Hương, Hội, Đình), được vua ban hai chữ “Tam nguyên” (đỗ đầu ba kì thi), là người thực tài.
- Là người thực tài và là một trí thức yêu nước nhưng Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy bất lực trước thực trạng đất nước, khi tài năng nặng về sách vở, thi lễ của ông trở nên vô dụng, không giúp ích gì cho thời cuộc, khi đất nước đã rơi vào tay ngoại xâm, triều đình trở thành tay sai cho giặc, khoa cử trở thành nơi đào tạo kẻ thừa hành cho chính phủ thuộc địa, không còn thực chất như xưa.
- Vì vậy, trong hình ảnh của ông tiến sĩ giấy có cả hình bóng của cụ Tam nguyên Nguyễn Khuyến. Vị khôi nguyên tam khoa thấy mình là con người thừa, con người vô tích sự. Do đó, hình tượng tiến sĩ giấy còn có thêm ý vị bị thương, bi kịch, tự trào. Trào phúng ở đây tưởng chỉ hướng ngoại mà thực ra còn hướng nội, hình tượng tiến sĩ giấy tưởng rất xa lạ mà lại có nét gần gũi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b) Hãy tìm bố cục của bài Tiến sĩ giấy và trả lời câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy chỉ ra những dấu hiệu của thể thơ đó.
Câu 2:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
TIẾN SĨ GIẤY
Cũng cờ, cũng biển, cũng cận đại
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thần giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi,
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến, in trong Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984)
Câu 3:
e) Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa cái danh (danh hiệu, chức danh,...) và cái thực (thực chất, bản chất, năng lực) của con người trong cuộc sống và trong học tập?
Câu 4:
Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?
Câu 5:
c) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.
Câu 6:
Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?
về câu hỏi!