Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Cắt giấy bìa hai lớp theo mẫu để làm hai khung kính giống nhau. Cắt giấy bóng kính hai màu khác nhau để làm hai mắt kính. Dán hai khung kính ép hai mắt kính ở giữa ta được kính 3D với hai mắt kính có hai màu khác nhau.
2. Các bạn thay phiên nhau đeo kính 3D vừa làm để quan sát màn hình và dùng chuột xoay khối vừa vẽ được để cảm nhận hình ảnh nổi của hình khối.
3. Các nhóm thay phiên nhau giới thiệu sản phẩm của nhóm cho các bạn còn lại quan sát bằng kính 3D.
4. Giáo viên chỉ định một vài nhóm dùng kiến thức liên môn (Toán – Vật lí – Sinh học) để giải thích nguyên lí của kính.
Ví dụ:
- Trong các môi trường khác nhau, ánh sáng có bước sóng khác nhau sẽ có vận tốc khác nhau. Bước sóng của ánh sáng đỏ (630 – 750 nm) lớn hơn bước sóng của ánh sáng xanh (490 – 570 nn) (Hình a) hay vận tốc của ánh sáng đỏ (có bước sóng 630 – 750 nm) lớn hơn vận tốc của ánh sáng xanh (có bước sóng 490 – 570 nm). Khi ta nhìn một hình ảnh bằng kính 3D R/B thì hình ảnh màu đỏ sẽ đến trước hình ảnh màu xanh nhưng độ lệch về thời gian là rất ít. Mắt của chúng ta có thể lưu hình ảnh trong khoảng 0 đến 0,08 s nên mắt sẽ nhìn được đồng thời cả hai hình ảnh và tổng hợp lại ta được hình ảnh nổi.
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Polarized_3D_system)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!