Câu hỏi:

03/11/2023 488

Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bị kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bị kịch:

- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.

- Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát qua đó đã góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Trong trái tim của mỗi người đều tiềm tàng một khát vọng tình yêu, chỉ khi gặp đúng người, trái tim ta mới cảm nhận được sự rung động bùng cháy. Và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tình yêu của mình. Nhưng Rô- mê-ô và Giu-li-ét, họ đã thật sự làm được điều đó, họ đã cùng vượt qua rào cản của gia đình, của xã hội để khiến cho tình yêu của mình trở nên thăng hoa và tiến đến bất tử.

- Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.

* Một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản:

- Đi sâu phân tích nhân vật chính trong bi kịch.

- Hai kiểu chính trong xung đột trong bi kịch: Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn; Xung đột nằm trong chính nhân vật.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng).

Xem đáp án » 03/11/2023 1,249

Câu 2:

Các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai viết về những đề tài, chủ đề gì? Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này có ý nghĩa và tính thời sự như thế nào?

Xem đáp án » 03/11/2023 300

Câu 3:

Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở sách Ngữ văn 11, tập hai.

Tên văn bản đã học

Thể loại và kiểu văn bản

Truyện ngắn

Thơ

Kí và truyện kí

Bi kịch

Văn nghị luận

1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích vở kịch Vũ Như Tô)

 

 

 

 

 

2. Vào chùa gặp lại

 

 

 

 

 

3. Thương nhớ mùa xuân (Trích Thương nhớ mười hai)

 

 

 

 

 

4. Tôi có một giấc mơ

 

 

 

 

 

5. Thề nguyền và vĩnh biệt (Trích vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

 

 

 

 

 

6. Trái tim Đan-kô (Trích Bà lão I-déc-ghin)

 

 

 

 

 

7. Đây mùa thu tới

 

 

 

 

 

8. Nắng đẹp miền quê ngoại

 

 

 

 

 

9. Một người Hà Nội

 

 

 

 

 

10. Bánh mì Sài Gòn

 

 

 

 

 

11. Đây thôn Vĩ Dạ

 

 

 

 

 

12. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (Trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt)

 

 

 

 

 

13. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

 

 

 

 

 

14. Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động

 

 

 

 

 

15. Sông Đáy

 

 

 

 

 

16. Tầng hai

 

 

 

 

 

17. Tràng giang

 

 

 

 

 

18. Trương Chi

 

 

 

 

 

19. Tình ca ban mai

 

 

 

 

 

20. Một thời đại trong thi ca

 

 

 

 

 

21. Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

 

 

 

 

 

Xem đáp án » 03/11/2023 283

Câu 4:

Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tuỳ bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.

Xem đáp án » 03/11/2023 263

Câu 5:

Đề 1 (SGK). Phân tích giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai.

Đề 2. Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm bi kịch thể hiện trong một văn bản đã học ở Bài 8, “Ngữ văn 11”, tập hai.

Xem đáp án » 03/11/2023 243

Câu 6:

Nêu và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở sách Ngữ văn 11, tập hai.

Xem đáp án » 03/11/2023 212

Bình luận


Bình luận