Câu hỏi:

10/12/2023 268

BÀI ĐỌC 4

Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đang phải đối đầu với những khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra như: xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, nóng – lạnh bất thường và những diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại. Mặt khác, chính việc sản xuất lúa cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu do tạo phát thải chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, do đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Trong điều kiện đó, cần tạo giống lúa cho năng suất, chất lượng tốt trong điều kiện mặn, hạn, ngập, nóng - lạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và rơm rạ có khả năng chuyển hóa đường cao, hàm lượng silic thấp dễ dàng sử dụng cho chế biến nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi... thay vì đem đốt.
Trước khi nghiên cứu này được thực hiện, các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đã công bố hàng chục loại gene liên quan đến khả năng chịu ngập úng, mặn, lạnh, nóng và sâu bệnh. Nhưng việc nghiên cứu nguồn gene kiểm soát khả năng phân hủy (khả năng chuyển hóa đường) và hàm lượng silic trong rơm rạ vẫn còn mới, chưa có công bố chính thức nào.
Trước yêu cầu thực tế cần đến những giống lúa kết hợp được cả 2 yếu tố: vừa có khả năng chống chịu các hình thái khí hậu, môi trường vừa cho năng suất chất lượng tốt, có gene kiểm soát được khả năng phân hủy rơm rạ, chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu”, mã số HNQT/SPĐP/05.16, theo Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học công nghệ đến năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu xác định được các mẫu giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chịu hạn; Các mẫu giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ cao; Các mẫu giống lúa có mang nguồn gene kiểm soát lượng silic thấp trong rơm rạ. Các gene này được tìm ra trên toàn hệ gene của cây lúa.
Cụ thể hơn, các nguồn gene lúa này được xây dựng cơ sở dữ liệu kiểu hình (khả năng chịu hạn, khả năng đường hóa từ rơm rạ và hàm lượng silic trong rơm rạ) và kiểu gene (trình tự, vị trí các gene ứng viên kiểm soát tính trạng này, mồi cho phản ứng PCR để nhận diện các gene ứng viên này).
Đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được 3 gene ứng viên (candidate genes) cho khả năng chuyển hóa đường cao từ rơm rạ, 2 gene ứng viên hàm lượng silic thấp trong rơm rạ của cây lúa. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí: Biotechnology for Biofuels; Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam (của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (của Bộ KH&CN).
Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ có giá trị rất lớn cho những nghiên cứu di truyền và chọn giống lúa trong thời gian tới. Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục dựa trên nền tảng này để thực hiện hai nghiên cứu tiếp theo.
Một là, kế thừa bộ vật liệu 170 mẫu giống lúa đã được giải GBS trong nhiệm vụ này để GWAS xác định các QTL/gene kiểm soát các tính trạng khác ở cây lúa như: khả năng chịu mặn, chịu nóng, ngắn ngày, kháng bệnh bạc lá, kháng bệnh đạo ôn, kháng rầy nâu... phục vụ cho chọn tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hai là, sử dụng nguồn gene lúa của nhiệm vụ này làm vật liệu lai tạo giống lúa mới có năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt đồng thời cho rơm rạ có chất lượng tốt phù hợp cho chế biến thức ăn chăn nuôi (trâu, bò) thích ứng với biến đổi khí hậu.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa

thích ứng với biến đổi khí hậu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và

 Công nghệ Quốc gia, ngày 01/12/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Tình hình biến đổi khí hậu và những đòi hỏi đối với việc sản xuất lúa tại Việt Nam.

Đoạn 2: Thực trạng nghiên cứu nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đoạn 3-4: Quá trình và cách thức thực hiện nghiên cứu.

Đoạn 5-7: Kết quả của nghiên cứu.

Đoạn 8-10: Phương hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.”

Chọn B

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những tác hại trực tiếp của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Thay đổi đặc điểm, tính chất của đất canh tác. → Xâm thực mặn làm thay đổi đặc điểm của đất canh tác.

B. Thay đổi mùa vụ canh tác. → Nóng – lạnh bất thường làm thay đổi mùa vụ canh tác.

C. Thay đổi đặc điểm của sâu bệnh. → Thông tin tại dòng 3: “những diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại”.

D. Thay đổi sinh kế của người nông dân. → Không được nhắc tới trong bài.

Chọn D

Câu 3:

Vì sao nói sản xuất lúa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 5: “... do đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch.”
Chọn C

Câu 4:

Tại sao cần phát triển giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ cao?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 8-9: “. .. dễ dàng sử dụng cho chế biến nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi.”

Chọn C

Câu 5:

Ý chính của đoạn 4 (dòng 20-25) là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đoạn 4 mô tả lần lượt các bước thực hiện nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu: thu thập giống lúa, phân nhóm các giống lúa theo đặc điểm và giải gene.

Chọn B

Câu 6:

Cụm từ “gene ứng viên” được dùng để chỉ

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

“Gene ứng viên” là loại gene có khả năng kiểm soát một tính trạng nhất định.
Chọn A

Câu 7:

Cụm từ “nền tảng này” ở dòng 40 được dùng để chỉ

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Cụm từ “nền tảng này” được dùng để chỉ “Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ” là chủ ngữ của câu liền trước.

Chọn B

Câu 8:

Định hướng tiếp theo của nhóm nghiên cứu là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 46-47: “.. làm vật liệu lai tạo giống lúa mới có năng suất cao...”

Chọn C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Theo đoạn 10 (dòng 45-48), PGS Nguyễn Hữu Trung đã lựa chọn hình thức chuyển giao công nghệ nào cho bộ thu GNSS?

Xem đáp án » 10/12/2023 448

Câu 2:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 10/12/2023 373

Câu 3:

2. Nếu chi cho Quảng cáo là 210 triệu đồng thì chênh lệch giữa chi cho Vận chuyển và chi cho Thuế là bao nhiêu triệu đồng?

Xem đáp án » 10/12/2023 357

Câu 4:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 10/12/2023 303

Câu 5:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 10/12/2023 253

Câu 6:

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng l1:x1=y+22=z l2:x32=y+11=z12. Gọi (Q) là mặt phẳng chứa l1 và tạo với l2 một góc lớn nhất là α. Khi đó cos α. bằng

Xem đáp án » 10/12/2023 107

Bình luận


Bình luận