Câu hỏi:

10/12/2023 79

Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) được tác giả làm sáng tỏ như sau: ...............

Một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của em: ....................................................

......................................................................................................................................

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) được tác giả làm sáng tỏ bằng các lí lẽ:

- Chỉ ra nguyên nhân cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc:

+ Do ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong VB, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa VB với cuộc đời.

+ Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại VB với nhau.

- Phủ định quan niệm cũ cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học là cố định, đơn nhất.

- Khẳng định đặc trưng của văn học: có tính đa nghĩa, mơ hồ.

- Theo lí thuyết tiếp nhận và quan niệm mới vể tác phẩm văn học, mỗi người đọc có một cách tiếp nhận khác nhau về tác phẩm và có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa.

=> Các lí lẽ trên rất giàu sức thuyết phục, bởi những lí lẽ này được dựa trên cơ sở đặc trưng của văn học, lí thuyết tiếp nhận và thực tế đọc hiểu tác phẩm văn học.

* Bằng chứng từ trải nghiệm đọc: đọc hai câu thơ “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” (Bằng Việt, Bếp lửa), có thể ban đầu, người đọc chỉ hiểu ý nghĩa sống mũi cồn cay là sự nhớ lại cảm giác bị khói hun thuở nhỏ. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, người đọc sẽ phát hiện ra lớp nghĩa hàm ẩn trong câu thơ, trạng thái ấy thể hiện sự xúc động như muốn khóc của người cháu trong hiện tại khi nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ. Cùng một cảm giác, nhưng nguyên nhân của nó lại hoàn toàn khác biệt. Nếu thuở nhỏ, sống mũi còn cay là bởi khói, thì bây giờ, cảm giác ấy lại đến từ sự xúc động, nhớ thương. Một cảm giác nhưng đã kết nối hai thời điểm, nó khiến quá khứ và hiện tại chìm đắm trong nhau, lồng ghép vào nhau khó có thể tách rời.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Các luận điểm trong văn bản:

......................................................................................................................................Những khía cạnh của luận đề được làm rõ từ các luận điểm trên: ..............................

Xem đáp án » 10/12/2023 321

Câu 2:

Mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6): ..................................................................................................................

Ý nghĩa của việc đọc văn được làm rõ từ mối quan hệ trên: .......................................

Xem đáp án » 10/12/2023 160

Câu 3:

Câu “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.” nhắc nhở em về những điều sau:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Xem đáp án » 10/12/2023 146

Câu 4:

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời câu hỏi: Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”?

Xem đáp án » 10/12/2023 114

Câu 5:

Luận đề của văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa: ........................................................................................

Xem đáp án » 10/12/2023 102

Câu 6:

Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn trong văn bản giúp em hiểu rõ vấn đề trên: ..............................................................................................................

Xem đáp án » 10/12/2023 91

Câu 7:

Trong đoạn (5), tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì vì: ...............................

..................................................................................................................................... Sự khác biệt về giọng văn của đoạn (5) so với các đoạn còn lại: ................................

.....................................................................................................................................

Xem đáp án » 10/12/2023 79

Bình luận


Bình luận