Câu hỏi:

09/01/2024 590

BÀI ĐỌC 4

Ngày 20.07.1969 Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng, đánh dấu cột mốc quan trọng của nhân loại. Nhưng đằng sau đó là một cuộc đua quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô.
Công nghệ tên lửa vũ trụ hiện đại được khởi nguồn từ Viện nghiên cứu quân sự của Đức Quốc xã với giám đốc kỹ thuật Wernher von Braun khi đó tuổi đời còn rất trẻ. Đỉnh cao trong sự nghiệp của ông là việc phát triển thành công tên lửa cỡ lớn dài 14 mét có tên V2. Tháng 10/1942 V2 được phóng thành công lên tới độ cao 84,5 km (vượt qua ranh giới bầu khí quyển 80 km - theo tiêu chuẩn của NASA hiện nay), và đạt đến độ cao 174,6 km hai năm sau đó. Từ năm 1944, tên lửa này bị coi là mối nguy tiềm tàng đối với nhiều nước.
Cả người Nga và người Mỹ đều ý thức được sự vượt trội về công nghệ tên lửa của Đức. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, họ đã tìm mọi cách vơ vét tất cả những gì liên quan đến tên lửa V2. Ngay đến bảo tàng của Đức ở Peenemünde cũng chỉ có bản sao của V2 để giới thiệu với công chúng.
Người ta không chỉ lấy đi các nguyên liệu, bản vẽ mà cả những tác giả của công nghệ tên lửa. Những chuyên gia tên lửa hàng đầu của Đức đã cùng với Wernher von Braun nhanh chóng chạy về vùng Bayern để đầu hàng quân đội Mỹ. Một số người khác, tài năng không kém, thì rơi vào tay quân Nga. Nhưng bọn họ đã nhanh chóng được thả sau khi khai báo mọi thông tin cho Sergei Pavlovich Korolev (1906–1966).
Sergei Pavlovich Korolev có một thời gian dài ở Đông Đức để nghiên cứu về V2, nhờ đó ông đã phát triển thành công tên lửa R1 của Liên Xô. Không lâu sau đó cuộc chạy đua phát 20 triển tên lửa liên lục địa quân sự giữa Mỹ và Liên Xô đã nổ ra đều dựa trên nền tảng V2.
Bước ngoặt xảy ra khi Liên Xô phóng “Sputnik 1” năm 1957. Nó trở thành cú sốc lớn đối với nước Mỹ. Sau đó Liên Xô tiếp tục dẫn trước: “Luna 2” thực hiện chuyến hạ cánh cứng đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1959, Yuri Gagarin là người đầu tiên bay quay quanh Trái Đất vào năm 1961 trên tàu vũ trụ “Vostok 1”.
Để đối chọi với “Sputnik” Mỹ tung ra dự án “Vanguard”. Tuy nhiên đây là một thất bại, trong số 12 cuộc phóng thì 9 không thành công. Các chuyên gia tên lửa của Đức không tham gia dự án này, họ được giao phát triển tên lửa quân sự Redstone trên nền tảng V2.
1961 là năm bản lề đối với hành trình chinh phục Mặt Trăng của loài người. Ngày 25.05.1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố mục tiêu ngay trong thập niên này sẽ đưa người lên Mặt Trăng và trở về an toàn. Đây là một dự án đầy tham vọng và vô cùng tốn kém nhưng được khích lệ bởi quyết tâm không để thua Liên Xô một lần nữa.
Cũng trong năm đó Liên Xô đưa ra một chương trình Mặt Trăng tương tự, nhưng giữ bí mật. Chương trình chinh phục Mặt Trăng Apollo của Mỹ do Cơ quan không gian dân dụng NASA, ra đời năm 1958, chịu trách nhiệm. Wernher von Braun và đội ngũ của ông đóng một vai trò then chốt cho dù NASA thời kỳ đầu có tới 450.000 nhân sự tham gia giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ mà thoạt đầu tưởng chừng không thể kham nổi.
Von Braun có nhiệm vụ phát triển tên lửa Saturn V với chiều cao 111 mét, cho đến nay vẫn là loại tên lửa đẩy lớn nhất thế giới. Các bộ phận riêng lẻ được lắp ráp với nhau trong một nhà xưởng cao tới 160 mét ở Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy (KFC). Ngay trong chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 9.11.1967 Saturn V đã thành công. Có thể nói toàn bộ chương trình tên lửa đẩy khổng lồ của Mỹ hầu như không gặp trục trặc đáng kể nào. Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm.
Trong khi đó Liên Xô vẫn lặng lẽ bí mật xúc tiến chương trình của mình. Đối thủ của Apollo khi đó là tàu vũ trụ Sojus, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay. Ngay trong chuyến bay đầu tiên đã xảy ra một tai nạn chết người, khi hạ cánh dù không hoạt động. Để phục vụ cho các chuyến bay lên Mặt Trăng, Liên Xô dự định sử dụng loại tên lửa đẩy N1, cao 105 mét. Trong khi dự án đang được triển khai, ngành du hành vũ trụ Liên Xô đã bị một cú đánh trời giáng. Tổng công trình sư thiên tài Sergei Pavlovich Korolev qua đời vào năm 1966 trong một ca phẫu thuật bệnh tim.

Hai kỳ phùng địch thủ Korolev và von Braun nay đã chỉ còn lại một. Nếu như Korolev không phải rời khỏi cuộc đua vì bệnh tật và cái chết, điều gì sẽ xảy ra?

Sau đó thì phía Liên Xô ngày càng bế tắc. Tất cả bốn cuộc thử tên lửa từ 1969 đến 1972 đều trục trặc, không thành công, đến đây cuộc chạy đua coi như đã bị thất bại, Liên Xô ngừng chương trình Mặt Trăng.

(Theo Xuân Hoài lược dịch, Lịch sử cuộc đua lên Mặt Trăng, Tạp chí Tia sáng, ngày 08/03/2021)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Giới thiệu cuộc đua chinh phục Mặt Trăng của Liên Xô và Mỹ.

Đoạn 2-4: Công nghệ tên lửa của Đức Quốc Xã và cuộc tranh giành của Liên Xô và Mỹ.

Đoạn 5-6: Những thành công ban đầu của chương trình tên lửa và hàng không vũ trụ Liên Xô.

Đoạn 7-10: Mỹ phát triển các chương trình tên lửa và thám hiểm Mặt Trăng để cạnh tranh với Liên Xô.

Đoạn 11-13: Sự qua đời đột ngột của Korolev và bước thụt lùi của Liên Xô.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Cuộc chạy đua chinh phục Mặt Trăng giữa Liên Xô và Mỹ.”

Chọn A

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Tên lửa V2 là sản phẩm của quốc gia nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 3-5: “Công nghệ tên lửa vũ trụ hiện đại được khởi nguồn từ Viện Nghiên cứu quân sự của Đức Quốc xã. ..”

Chọn C

Câu 3:

Kiến trúc sư trưởng của chương trình tên lửa Liên Xô là ai?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 18-19: “Sergei Pavlovich Korolev có một thời gian dài ở Đông Đức để nghiên cứu các tài liệu về V2, nhờ đó ông đã phát triển tên lửa R1 của Liên Xô. . .”

Chọn B

Câu 4:

Cụm từ “tên lửa liên lục địa” được dùng để chỉ

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Tên lửa liên lục địa là loại tên lửa có tầm bắn xa, có thể bay xuyên từ lục địa này qua lục địa khác.

Chọn D

Câu 5:

Quốc gia nào sau đây có tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống Mặt Trăng?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 22-23: “"Luna 2" thực hiện chuyến hạ cánh cứng đầu tiên lên mặt trăng vào năm 1959.”

Chọn B

Câu 6:

Kể từ khi tuyên bố tham vọng chinh phục Mặt Trăng, Mỹ mất bao lâu để thực hiện mục tiêu này?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 28-29: “25.05.1961 Tổng thống Kennedy tuyên bố mục tiêu...” Thông tin tại dòng 1-2: “Ngày 20.07.1969 Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng....” → Thời gian Mỹ thực hiện mục tiêu là 9 năm.

Chọn C

Câu 7:

Tên lửa nào sau đây do Wernher von Braun phát triển?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 37-38: “Von Braun có nhiệm vụ phát triển tên lửa Saturn V với chiều cao 111 mét, cho đến nay vẫn là loại tên lửa đẩy lớn nhất thế giới.”

Chọn C

Câu 8:

Tại đoạn 10 (dòng 37-43), hai câu văn “Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Ý chính trong hai câu văn nằm ở câu thứ hai “Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm”. Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh may mắn chỉ đến với người có tài năng và quyết tâm, do đó von Braun phải là một người có tài năng xuất chúng.

Chọn B

Câu 9:

Ý chính của đoạn 11 (dòng 44-50) là

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đoạn 11 mô tả các hoạt động của Liên Xô trong bối cảnh nước Mỹ dồn sức đầu tư cho chương trình Apollo: Thiết kế tàu Sojus, chế tạo tên lửa N1, Korolev qua đời đột ngột. Do đó ý chính của đoạn là: “Diễn biến chương trình Mặt Trăng của Liên Xô.”

Chọn D

Câu 10:

Dựa vào thông tin trong đoạn trích, tác giả nhiều khả năng sẽ đồng tình với nhận định nào sau đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Năm 1966 là năm bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh chinh phục Mặt Trăng. Đúng, năm 1966 Korolev đột ngột qua đời, tác giả cho rằng “Nếu như Korolev không phải rời khỏi cuộc đua vì bệnh tật và cái chết, điều gì sẽ xảy ra?”

B. Chương trình Mặt Trăng của Liên Xô thất bại mà không thu được thành tựu gì. → Sai, một thành tựu được nhắc tới trong bài là chế tạo thành công tàu vũ trụ Sojus, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay.

C. Wernher von Braun là nhà khoa học tên lửa xuất chúng, không có đối thủ. → Sai, thông tin tại dòng 51: “Hai kỳ phùng địch thủ Korolev và von Braun nay đã chỉ còn lại một.”

D. Chương trình hàng không vũ trụ Liên Xô không phải đối thủ cạnh tranh của Mỹ. → Sai, thông tin tại dòng 30-31: “Đây là một dự án đầy tham vọng và vô cùng tốn kém nhưng được khích lệ bởi quyết tâm không để thua Liên Xô một lần nữa.”

Chọn A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ông An muốn xây một bể chứa nước dạng hình hộp chữ nhật, phần nắp trên ông để trống một ô có diện tích bằng 20% diện tích của đáy bể. Biết đáy bể là một hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng, bể có thể tích tối đa 10m3 nước và giá tiền thuê nhân công là 500000 đồng/m2. Số tiền ít nhất mà ông phải trả cho nhân công gần nhất với đáp án nào dưới đây?

Xem đáp án » 10/01/2024 1,722

Câu 2:

Cho hình chóp đều S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a2, cạnh bên SA = 2a. Côsin của góc giữa hai mặt phẳng (SDC) và (SAC) bằng

Xem đáp án » 11/01/2024 1,105

Câu 3:

Đầu mỗi tháng ông Bình đến gửi tiết kiệm vào ngân hàng số tiền là 20.000.000 đồng với lãi suất r%/tháng. Sau 2 tháng gửi, gia đình ông có việc đột xuất nên cần rút tiền về. Số tiền ông rút được cả vốn lẫn lãi là 40.300.500 đồng. Tính lãi suất hàng tháng mà ngân hàng áp dụng cho tiền gửi của ông Bình.

Xem đáp án » 10/01/2024 843

Câu 4:

Một đoàn tàu gồm 12 toa chở khách. Có 7 hành khách chuẩn bị lên tàu. Tính xác suất để đúng 3 toa có người.

Xem đáp án » 11/01/2024 716

Câu 5:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 08/01/2024 631

Câu 6:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 08/01/2024 531

Bình luận


Bình luận