Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 10)

318 lượt thi câu hỏi 120 phút

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

BÀI ĐỌC 1

Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khoá để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm.
Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn?
Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản.
Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?” Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được.
Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel.
Vào thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mai virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản để duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào..

(Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích,

Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021)

Câu 1:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 1:

Theo tác giả, đại dịch Covid-19 đã

Xem đáp án

Câu 2:

Ý nào sau đây là một trong “các phương án tạm thời” được đề cập ở dòng 8?

Xem đáp án

Câu 3:

Tại đoạn 3 (dòng 16-24), câu văn “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 4:

Vì sao tác giả cho rằng: “Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản”?

Xem đáp án

Câu 5:

Tác giả nhắc đến hình ảnh “một chiếc xe Vinfast” ở dòng 36 nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Câu 6:

Mục tiêu của Max Planck khi đề xuất thuyết lượng tử là gì?

Xem đáp án

Câu 7:

Tác giả cho rằng sự sống còn của một dân tộc phụ thuộc chính vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

BÀI ĐỌC 2

Tốt nghiệp Khoa Công nghệ thông tin tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2001, Phạm Giang Linh – Tổng giám đốc Hệ thống Giáo dục HOCMAI - có hơn 10 năm làm việc ở vị trí chuyên gia tư vấn về quản trị, giám sát đánh giá và quản lý thông tin của các dự án phát triển con người và chính sách công trong khu vực ASEAN tại nhiều tổ chức quốc tế. Ngoài ra anh còn là đồng sáng lập của nhiều doanh nghiệp khác. Tuy nhiên Phạm Giang Linh lại chọn HOCMAI làm bến đỗ lâu dài với ước mơ tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao, bình đẳng cho mọi học sinh.
Hocmai.vn ra đời tháng 3/2007, cùng thời với một tên tuổi khác là Topica, nhưng khi đó, cả hai hệ thống này đều gặp trở ngại vì mô hình giáo dục trực tuyến chưa được thị trường đón nhận.
Là người quê gốc Ninh Bình lên Hà Nội học tập, Giang Linh thấm thía cảnh hàng trăm học sinh “nhồi nhét” trong các “lò luyện thi” để nghe giáo viên giảng bài mà không rõ các em lĩnh hội được bao nhiêu.
“Với một lớp 30 - 50 học sinh, giáo viên chỉ có thể dạy theo tốc độ của 3 học sinh top đầu, hoặc top cuối. Đó là một trong những hạn chế lớn nhất của giáo dục truyền thống. Trong khi đó, giáo dục trực tuyến có thể đáp ứng tốc độ học của từng cá nhân, học sinh còn có thể học đi học lại những phần bài giảng mà mình không hiểu. Tôi muốn theo đuổi mô hình giúp thúc đẩy tính tự học và tình yêu học tập của trẻ em, với tâm niệm đóng góp điều gì đó tích cực cho nền giáo dục Việt Nam”, Giang Linh nói.
Trong khi nhiều start-up ưu tiên đầu tư cho công nghệ, thì HOCMAI lại đầu tư nhiều vào sản phẩm giáo dục. Bản chất của giáo dục là tương tác giữa người với người, còn công nghệ chỉ là cách thức để truyền tải nội dung đến học sinh. Đó là lý do trong số 300 nhân viên của HOCMAI, có tới 2/3 làm ở mảng nội dung. Với tiêu chí tập trung vào sản phẩm, mô hình HOCMAI giống như trường học số với đầy đủ bộ phận thiết kế, phát triển chương trình, đánh giá nhu cầu học tập, lộ trình những khóa học...
Theo Giang Linh, lợi ích lớn nhất của giáo dục trực tuyến là chi phí rẻ, nhưng để có lợi nhuận, các dự án này phải tạo ra hệ sinh thái người học đủ lớn. Học trực tuyến không có sự thúc ép, nên nếu chất lượng sản phẩm học liệu không đủ tốt, thương hiệu không đủ mạnh, thì sẽ không ai học. Các bài giảng cũng cần phải được thiết kế dễ hiểu bằng cách dùng công nghệ để mô phỏng các thuật toán, kiến thức khó để học sinh có cảm giác đang khám phá, chứ không phải là nhồi nhét những kiến thức khô khan.
Mặt khác tâm lý e ngại của thị trường đối với cách thức giảng dạy mới mẻ này chính là rào cản lớn nhất cho những đơn vị đầu tư giáo dục trực tuyến không đủ kiên trì. Bởi lẽ đầu tư giáo dục trực tuyến không dễ thành công nhanh chóng “qua một đêm”. “Về bản chất, mặc dù đầu tư giáo dục trực tuyến không phụ thuộc vị trí địa lý, không cần quá nhiều vốn ban đầu, quy mô không hạn chế, khi thành công có thể phát triển mô hình ra thị trường quốc tế, nhưng nếu không đảm bảo chất lượng và giữ được thương hiệu, sự kiên trì, thì dự án dễ đi đến thất bại”, Giang Linh phân tích.
Anh lấy ví dụ, ở Trung Quốc có hàng chục mô hình đầu tư giáo dục trực tuyến. Trong khi đó, ở Việt Nam, mô hình đầu tư truyền thống vẫn là kênh thu hút nhiều nhà đầu tư với công thức tính lợi nhuận thông thường khoảng 20 - 50%, còn đầu tư trực tuyến thì chạy mãi mà... không nhìn thấy lợi nhuận.
“Nhiều người nói với tôi rằng, ổn định rồi thì cứ thế phát triển, việc gì phải thay đổi. Nhưng, bạn hãy nhìn một đứa trẻ phát triển và thay đổi từng ngày, HOCMAI cũng như một cơ thể sống, nếu không thay đổi là tự tìm đường đến cái chết. Với mô hình giáo dục truyền thống, giáo viên có thể có sai sót và có thể sửa, nhưng giáo dục trực tuyến thì không có chỗ cho sai sót”, Giang Linh nhấn mạnh.
Gần đây nhất, HOCMAI hợp tác với Funix để dạy lập trình cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 với mục tiêu hướng học sinh không có nhu cầu học đại học có thể đi làm ngay. Một dự án khác là chương trình dạy tiếng Anh 1 - 1 với người nước ngoài cũng đang được triển khai tại HOCMAI từ hơn 1 năm nay.
Về mục tiêu của HOCMAI, Giang Linh chia sẻ: “Giáo dục Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu hệ thống trực tuyến của chúng tôi không giải quyết được những khiếm khuyết hiện có, thì việc mở rộng cấp cao hơn cũng không nhiều ý nghĩa. Thị trường 17 triệu học sinh phổ thông còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để khai thác. Chúng tôi cần sớm khẳng định thương hiệu trước khi các đơn vị nước ngoài nhảy vào”.
Tầm nhìn của người đứng đầu hệ thống này cũng sẽ không dừng lại ở thị trường Việt Nam. Trong 3 - 5 năm tới, Philippines và Indonesia sẽ là đích ngắm của HOCMAI. Đây là 2 quốc gia có dung lượng thị trường đủ lớn cho khai thác giáo dục trực tuyến.

(Theo Trần Hà, Phạm Giang Linh, Tổng giám đốc HOCMAI: Đầu tư giáo dục trực tuyến không dễ thành công sau một đêm, Báo Đầu tư, ngày 29/01/2020)

Câu 8:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 9:

Thông tin nào sau đây KHÔNG chính xác?

Xem đáp án

Câu 10:

Ông Phạm Giang Linh cho rằng nhược điểm chính của giáo dục truyền thống là gì?

Xem đáp án

Câu 11:

Từ đoạn 5 (dòng 20-25), chúng ta có thể đưa ra kết luận nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 12:

Theo ông Phạm Giang Linh, các đơn vị giáo dục trực tuyến cần thu hút người học bằng cách nào?

Xem đáp án

Câu 13:

Ý nào sau đây là một tính chất của giáo dục trực tuyến?

Xem đáp án

Câu 14:

Cụm từ “dư địa” ở dòng 55 mang ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 15:

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một hướng phát triển trong tương lai của HOCMAI?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

BÀI ĐỌC 3

Mới đây nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai thành công hệ thống xử lý bùn thải thành phân hữu cơ và khí biogas, với công suất phát điện đạt 20 kW, tại thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
Công nghệ này được nhóm bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016, trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ theo Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn thải hiệu quả ở quy mô công nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị bền vững.
So với các quy trình xử lý truyền thống, công nghệ cho hiệu suất chuyển hóa bùn thải thành khí sinh học cao, giúp rút ngắn thời gian xử lý trong khoảng 15-20 ngày. Đặc biệt, hai sản phẩm thu được sau quá trình xử lý gồm khí biogas và phân bón sinh học đều đạt tiêu chuẩn sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất. Khí biogas sinh ra được dùng làm nguyên liệu cho máy phát điện, đáp ứng tiêu chuẩn nhiên liệu của châu Âu.
TS Mạnh cho biết, bùn thải được đưa vào bể tiền xử lý để điều chỉnh độ pH và các thông số khác trước khi đưa vào bể xử lý chính. Công đoạn này tạo điều kiện tốt nhất cho các nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy bùn thải yếm khí, có thể giảm độ pH bằng axit hoặc dùng bazơ để tăng pH.
Sau bước tiền xử lý, nhóm tiến hành phân hủy yếm khí bùn thải để tạo ra khí biogas. Tuy nhiên, khí biogas sau khi được tạo ra vẫn còn nhiều tạp chất (CO2, H2S, SO2), có thể gây kết tinh trong buồng đốt hoặc ăn mòn các đường dẫn, bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt. Vì vậy, TS Mạnh và cộng sự đã tự chế tạo và thiết kế thành công được thiết bị lọc quay ly tâm tốc độ cao để làm sạch khí sinh học trước khi nạp vào hệ thống máy phát điện, nhờ vậy nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công công nghệ do Đài Loan chuyển giao.
Biogas được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao HGRPB để loại bỏ tạp chất bằng dung dịch hấp thụ KOH. Dưới tác động của cơ quay trục giữa, dung dịch KOH được chuyển động ly tâm với tốc độ cao, làm tăng cường quá trình tiếp xúc giữa dung dịch hấp thụ và dòng khí đi vào. Nhờ vậy, dung dịch hấp thụ không bị kéo ra ngoài theo dòng khí, giúp biogas sau xử lý có độ ẩm và đạt tiêu chuẩn dành cho phát điện.
“Công đoạn quan trọng nhất nằm ở kỹ thuật điều chỉnh chế độ công nghệ để gia tăng hiệu suất chuyển hóa từ bùn hữu cơ sang khí sinh học hiệu quả cao. Thiết bị do nhóm thiết kế cho ưu điểm nhỏ gọn hơn, được tạo ra từ vật liệu dễ tìm, phù hợp với điều kiện trong nước”, TS Mạnh nói và cho biết, thiết bị có khả năng phát hiện thời gian bão hòa của khí, phản ứng tiếp xúc nhanh, thu được khí biogas sạch gần như 100%, đạt tiêu chuẩn làm nhiên liệu phát điện.
Nhóm đã đưa công nghệ ứng dụng xử lý bùn thải tại một doanh nghiệp sản xuất bia tại Đắk Lắk, toàn bộ 15m3 bùn mỗi ngày được xử lý để phát điện với công suất 20 kW. Lượng điện này phục vụ lại vận hành máy bơm, các thiết bị xử lý của hệ thống hoặc đèn chiếu sáng trong các trang trại rau.
Lượng bùn thải sau quá trình phân hủy còn lại được phối trộn với các thành phần vi lượng và vi sinh vật để tạo phân bón hữu cơ sinh học giúp đất tăng độ ẩm và độ tơi xốp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân. Loại phân hữu cơ được bón cho cây rau ngắn ngày cho chất lượng tốt, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất.
Bùn thải từ các hoạt động sản xuất, chứa rất nhiều các tế bào vi sinh vật và hỗn hợp các protein, polisaccarit, lipit. Hiện nay, việc xử lý bùn thải tại Việt Nam mới chỉ áp dụng phương pháp ủ hoặc chôn lấp, chưa có hệ thống công nghệ xử lý hoàn thiện ở quy mô lớn, kết hợp với xử lý chất thải rắn. Nếu không được xử lý kịp thời, khối lượng lớn bùn thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường.
“Công nghệ xử lý bùn thải được nhóm hoàn thiện với mục tiêu vừa có thể hạn chế thải các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường, vừa tạo ra những sản phẩm giá trị như khí biogas, phân bón hữu cơ. Từ đó góp phần tạo nên một nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững”, TS Mạnh nói.
Tuy nhiên đây mới là thành công ở quy mô xử lý nhỏ. Để có thể phát triển hệ thống ở quy mô bán công nghiệp với khối lượng 80 tấn, đem lại hiệu quả cao, nhóm nghiên cứu cho rằng cần phải làm chủ công nghệ và có sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng những nhà máy xử lý bùn thải tại các thành phố, khu công nghiệp lớn.

(Theo Nguyễn Xuân, Công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện,

Báo VnExpress, ngày 21/11/2020)

Câu 16:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 17:

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong các ưu điểm của công nghệ xử lí bùn thải mới do nhóm PGS.TS Đỗ Văn Mạnh nghiên cứu?

Xem đáp án

Câu 18:

Vai trò chính của bể tiền xử lí là gì?

Xem đáp án

Câu 19:

“đường dẫn, bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt” được nhắc tới ở dòng 20-21 là các bộ phận của thiết bị nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 20:

Dung dịch KOH đóng vai trò gì trong quy trình đưa khí Biogas đi qua máy ly tâm HGRPB?

Xem đáp án

Câu 21:

Cụm từ “khí biogas sạch” ở dòng 33 có thành phần chính là chất nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 22:

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một ưu điểm của phân bón sinh học sinh ra từ quá trình xử lí bùn thải?

Xem đáp án

Câu 23:

Ý chính của đoạn 10 (dòng 43-47) là gì?

Xem đáp án

Câu 24:

Nhược điểm của công nghệ xử lí bùn thải do nhóm PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh nghiên cứu xây dựng là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

BÀI ĐỌC 4

Ngày 20.07.1969 Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng, đánh dấu cột mốc quan trọng của nhân loại. Nhưng đằng sau đó là một cuộc đua quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô.
Công nghệ tên lửa vũ trụ hiện đại được khởi nguồn từ Viện nghiên cứu quân sự của Đức Quốc xã với giám đốc kỹ thuật Wernher von Braun khi đó tuổi đời còn rất trẻ. Đỉnh cao trong sự nghiệp của ông là việc phát triển thành công tên lửa cỡ lớn dài 14 mét có tên V2. Tháng 10/1942 V2 được phóng thành công lên tới độ cao 84,5 km (vượt qua ranh giới bầu khí quyển 80 km - theo tiêu chuẩn của NASA hiện nay), và đạt đến độ cao 174,6 km hai năm sau đó. Từ năm 1944, tên lửa này bị coi là mối nguy tiềm tàng đối với nhiều nước.
Cả người Nga và người Mỹ đều ý thức được sự vượt trội về công nghệ tên lửa của Đức. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, họ đã tìm mọi cách vơ vét tất cả những gì liên quan đến tên lửa V2. Ngay đến bảo tàng của Đức ở Peenemünde cũng chỉ có bản sao của V2 để giới thiệu với công chúng.
Người ta không chỉ lấy đi các nguyên liệu, bản vẽ mà cả những tác giả của công nghệ tên lửa. Những chuyên gia tên lửa hàng đầu của Đức đã cùng với Wernher von Braun nhanh chóng chạy về vùng Bayern để đầu hàng quân đội Mỹ. Một số người khác, tài năng không kém, thì rơi vào tay quân Nga. Nhưng bọn họ đã nhanh chóng được thả sau khi khai báo mọi thông tin cho Sergei Pavlovich Korolev (1906–1966).
Sergei Pavlovich Korolev có một thời gian dài ở Đông Đức để nghiên cứu về V2, nhờ đó ông đã phát triển thành công tên lửa R1 của Liên Xô. Không lâu sau đó cuộc chạy đua phát 20 triển tên lửa liên lục địa quân sự giữa Mỹ và Liên Xô đã nổ ra đều dựa trên nền tảng V2.
Bước ngoặt xảy ra khi Liên Xô phóng “Sputnik 1” năm 1957. Nó trở thành cú sốc lớn đối với nước Mỹ. Sau đó Liên Xô tiếp tục dẫn trước: “Luna 2” thực hiện chuyến hạ cánh cứng đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1959, Yuri Gagarin là người đầu tiên bay quay quanh Trái Đất vào năm 1961 trên tàu vũ trụ “Vostok 1”.
Để đối chọi với “Sputnik” Mỹ tung ra dự án “Vanguard”. Tuy nhiên đây là một thất bại, trong số 12 cuộc phóng thì 9 không thành công. Các chuyên gia tên lửa của Đức không tham gia dự án này, họ được giao phát triển tên lửa quân sự Redstone trên nền tảng V2.
1961 là năm bản lề đối với hành trình chinh phục Mặt Trăng của loài người. Ngày 25.05.1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố mục tiêu ngay trong thập niên này sẽ đưa người lên Mặt Trăng và trở về an toàn. Đây là một dự án đầy tham vọng và vô cùng tốn kém nhưng được khích lệ bởi quyết tâm không để thua Liên Xô một lần nữa.
Cũng trong năm đó Liên Xô đưa ra một chương trình Mặt Trăng tương tự, nhưng giữ bí mật. Chương trình chinh phục Mặt Trăng Apollo của Mỹ do Cơ quan không gian dân dụng NASA, ra đời năm 1958, chịu trách nhiệm. Wernher von Braun và đội ngũ của ông đóng một vai trò then chốt cho dù NASA thời kỳ đầu có tới 450.000 nhân sự tham gia giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ mà thoạt đầu tưởng chừng không thể kham nổi.
Von Braun có nhiệm vụ phát triển tên lửa Saturn V với chiều cao 111 mét, cho đến nay vẫn là loại tên lửa đẩy lớn nhất thế giới. Các bộ phận riêng lẻ được lắp ráp với nhau trong một nhà xưởng cao tới 160 mét ở Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy (KFC). Ngay trong chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 9.11.1967 Saturn V đã thành công. Có thể nói toàn bộ chương trình tên lửa đẩy khổng lồ của Mỹ hầu như không gặp trục trặc đáng kể nào. Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm.
Trong khi đó Liên Xô vẫn lặng lẽ bí mật xúc tiến chương trình của mình. Đối thủ của Apollo khi đó là tàu vũ trụ Sojus, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay. Ngay trong chuyến bay đầu tiên đã xảy ra một tai nạn chết người, khi hạ cánh dù không hoạt động. Để phục vụ cho các chuyến bay lên Mặt Trăng, Liên Xô dự định sử dụng loại tên lửa đẩy N1, cao 105 mét. Trong khi dự án đang được triển khai, ngành du hành vũ trụ Liên Xô đã bị một cú đánh trời giáng. Tổng công trình sư thiên tài Sergei Pavlovich Korolev qua đời vào năm 1966 trong một ca phẫu thuật bệnh tim.

Hai kỳ phùng địch thủ Korolev và von Braun nay đã chỉ còn lại một. Nếu như Korolev không phải rời khỏi cuộc đua vì bệnh tật và cái chết, điều gì sẽ xảy ra?

Sau đó thì phía Liên Xô ngày càng bế tắc. Tất cả bốn cuộc thử tên lửa từ 1969 đến 1972 đều trục trặc, không thành công, đến đây cuộc chạy đua coi như đã bị thất bại, Liên Xô ngừng chương trình Mặt Trăng.

(Theo Xuân Hoài lược dịch, Lịch sử cuộc đua lên Mặt Trăng, Tạp chí Tia sáng, ngày 08/03/2021)

Câu 25:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 26:

Tên lửa V2 là sản phẩm của quốc gia nào?

Xem đáp án

Câu 27:

Kiến trúc sư trưởng của chương trình tên lửa Liên Xô là ai?

Xem đáp án

Câu 28:

Cụm từ “tên lửa liên lục địa” được dùng để chỉ

Xem đáp án

Câu 29:

Quốc gia nào sau đây có tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống Mặt Trăng?

Xem đáp án

Câu 30:

Kể từ khi tuyên bố tham vọng chinh phục Mặt Trăng, Mỹ mất bao lâu để thực hiện mục tiêu này?

Xem đáp án

Câu 31:

Tên lửa nào sau đây do Wernher von Braun phát triển?

Xem đáp án

Câu 32:

Tại đoạn 10 (dòng 37-43), hai câu văn “Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 33:

Ý chính của đoạn 11 (dòng 44-50) là

Xem đáp án

Câu 34:

Dựa vào thông tin trong đoạn trích, tác giả nhiều khả năng sẽ đồng tình với nhận định nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 35:

Cho hàm số y=x33+ax2+bx+c có bảng biến thiên như hình bên. Hỏi có bao nhiêu số dương trong các hệ số a, b, c?

Xem đáp án

Câu 37:

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên , có bảng biến thiên như hình vẽ bên dưới. Đặt g(x) = |m + f(x+1)|. Tìm tất cả các giá trị thực của m để hàm số y = g(x) có đúng 3 điểm cực trị.

Xem đáp án

Câu 39:

Một máy tính Laptop nạp pin, dung lượng pin nạp được tính theo công thức Q(t)=Q01et2 với t là khoảng thời gian tính bằng giờ và lo là dung lượng nạp tối đa. Hỏi cần ít nhất bao lâu để máy tính đạt được không dưới 95% dung lượng pin tối đa?

Xem đáp án

Câu 41:

Cho phương trình log22xlog2x34exm=0(1). Gọi S là tập hợp giá trị m nguyên với m [10; 10] để phương trình có đúng 2 nghiệm. Tổng giá trị các phần tử của S bằng

Xem đáp án

Câu 42:

Tập nghiệm của bất phương trình 9x2(x+5)3x+9(2x+1)0 S=[a;b][c;+). Khi đó a2b+c bằng

Xem đáp án

Câu 53:

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có ABC là tam giác vuông cân, AB=AC=a,AA'=a3. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau AB', BC'.

Xem đáp án

Câu 55:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình cos2x+(12m)cosxm+1=0 có nghiệm trên khoảng π2;π2.

Xem đáp án

Câu 56:

Một đoàn tàu gồm 12 toa chở khách. Có 7 hành khách chuẩn bị lên tàu. Tính xác suất để đúng 3 toa có người.

Xem đáp án

Câu 58:

Tam giác ABC có ba góc A, B, C theo thứ tự lập thành cấp số cộng và C = 5A. Xác định số đo các góc A, B, C.

Xem đáp án

4.6

64 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%