Câu hỏi:

10/01/2024 274

Bài đọc số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

GS.TSKH. Dương Đức Tiến, nguyên là giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là người đầu tiên xây dựng bản đồ phân bố tảo của Việt Nam, là tác giả, đồng tác giả của 1.402 loài tảo.
Trong số hàng nghìn loài tảo, đến giờ ông vẫn chưa quên câu chuyện tìm ra loài tảo đỏ dù đã qua hơn 50 năm. Đó là năm 1970 khi nghe hồ Ba Bể (Bắc Kạn) có một loài tảo đỏ, ông tìm cách lên ngay. Khi đó đi lại còn khó khăn, ông bắt xe từ Hà Nội lên Bắc Kạn rồi đi bộ gần 30 km lên hồ Ba Bể. Sau hai ngày đêm, ông đến nơi thu mẫu tảo. “Tôi phấn khởi và háo hức lắm. Tôi như vỡ òa vì mình là nhà khoa học đầu tiên tìm ra loài tảo đỏ quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới”, ông nhớ lại.
Kể từ đó, những chuyến đi tìm kiếm loài tảo mới của ông cứ thế nối tiếp nhau. Từ Bắc, Trung, Nam ông đến để tìm hiểu xem nơi nào còn loài tảo đỏ để bảo tồn. Trong lần thăm ruộng muối của diêm dân Khánh Hoà, nhìn thấy váng màu đỏ ông tự hỏi không biết đó có phải là một loại tảo không. Lấy mẫu về soi chiếu, ông phát hiện đây là một loài cực kỳ giá trị - tảo Dunnaliella salina, với hàm lượng sắc tố beta caroten rất cao. Loài này đã được thế 15 giới sử dụng khá nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam. Phát hiện này của ông được đưa vào bản đồ phân bố tảo. Sau này, một doanh nghiệp Israel đã phối hợp với một đơn vị trong nước để nghiên cứu sản xuất sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ từ loài tảo này.

Con đường bắt tảo “đẻ ra tiền” của GS Dương Đức Tiến bắt đầu khi ông nghỉ hưu. Ông cho biết, nguồn lợi tảo của Việt Nam rất phong phú và có giá trị cao. Trong tảo xoắn Spirulina, hàm lượng protein chiếm đến 60% trọng lượng khô. Tảo phục vụ sản xuất các sản phẩm tăng cường sức khỏe, làm đẹp cho con người, làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón... Đây có thể là một ngành kinh tế đem lại giá trị rất lớn nếu biết tận dụng.

“Suốt mấy chục năm công tác, tôi chúi mũi đi tìm các loài tảo. Cứ nghe bảo ở đâu có loài tảo mới là phải đến bằng được. Ngày đó tôi chỉ sống bằng lương. Đến khi nghỉ hưu, tôi nghĩ, nếu chỉ mải mê phân loài, không ứng dụng được vào đời sống, thì không có nhiều ý nghĩa”, ông nói.
Năm 2011, GS. Dương Đức Tiến được mời để khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy nuôi tảo spirulina tại Quỳnh Lưu (Nghệ An). Sau khi có kết quả thẩm định các mẫu đất, nước nổi, nước ngầm ở các vị trí, độ sâu khác nhau, các thông số khoa học kỹ thuật về môi trường, đất, nước, các khoáng chất đa lượng, vi lượng và độ kiềm pH, ông nhận định khu vực này có triển vọng tốt. Ông ký hợp đồng hợp tác phụ trách về khoa học công nghệ, kỹ thuật cho doanh nghiệp. Vùng đất hơn chục ha hoang hóa, giờ thành khu nuôi trồng tảo rộng lớn. Công ty kinh doanh tốt, còn ông “sống khỏe” khi có thêm vài chục triệu đồng/tháng.
Mấy năm gần đây, GS. Dương Đức Tiến nhận lời phụ trách mảng nghiên cứu tảo cho một cơ sở nuôi trồng tảo xoắn spirulina ở Vĩnh Hảo (Bình Thuận). Ông đã chọn giống cho năng suất cao và loại bỏ các loài tảo khác xuất hiện trong quá trình nuôi trồng, giúp cơ sở này sản xuất từ 25-30 tấn tảo/năm. Ông thành thật, số tiền nhận được từ công việc này cũng lên đến hàng trăm triệu đồng. “Lương từ các công việc này gấp 3-4 lần lương tiến sỹ”, ông nói và hài hước: “đi làm thì nhà nước nuôi, nghỉ hưu rồi thì tảo nuôi tôi”.
Tảo là loài thực vật sống dưới nước, chúng nhỏ đến nỗi phải dùng kính hiển vi mới thấy. GS. Dương Đức Tiến bắt đầu nghiên cứu về tảo từ năm 1961. Trong tay không có gì ngoài chiếc kính hiển vi, ông phải lặn lội đi lấy từng mẫu nước ở ruộng, ao, sông, suối... Về nhà, ông dùng kính hiển vi để quan sát, phân loại, mô tả cấu trúc từng loài, sắp xếp theo bộ, họ... Nhận thấy tảo có thể là nguồn thức ăn phong phú, bổ dưỡng cho các loài thủy sản, ông có nhiều nghiên cứu chọn loại tảo phù hợp để thả vào các khu tôm, cá. Ở những vùng đất nhiễm mặn, người dân không thể canh tác, ông cũng đề xuất sử dụng nhiều loại tảo silic giảm mặn cho đất, đưa tảo đất có độ đạm cao để cải thiện đất bạc màu. GS.TSKH. Dương Đức Tiến quan niệm, làm khoa học, cứ giải quyết được bài toán của cuộc sống là có tiền. Nhà khoa học hoàn toàn có thể giàu, nếu nghiên cứu phục vụ cuộc sống.

(Theo Tô Hội, Giáo sư bắt tảo “đẻ ra tiền”, Báo VnExpress, ngày 9/10/2021)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Giới thiệu GS. Dương Đức Tiến.

Đoạn 2: Mô tả quá trình tìm ra loài tảo đỏ quý hiếm.

Đoạn 3: Mô tả quá trình tìm ra loài tảo Dunnaliella salina.

Đoạn 4: Khởi đầu của quá trình tạo ra giá trị kinh tế từ tảo của GS. Dương Đức Tiến.

Đoạn 5-7: Mô tả các dự án kinh doanh tảo GS. Dương Đức Tiến đã tham gia.

Đoạn 8: Những ứng dụng kinh tế của tảo.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Tường thuật quá trình GS. Dương Đức Tiến tạo ra giá trị kinh tế từ tảo.”

Chọn A

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Từ “vỡ òa” ở dòng 8 thể hiện cảm xúc nào sau đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 7-8: “Tôi phấn khởi và háo hức lắm.”

Chọn B

Câu 3:

Chuyến đi công tác Khánh Hòa của GS Dương Đức Tiến được nhắc tới ở đoạn 3 (dòng 10-18) có mục đích ban đầu là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 10-11: “Từ Bắc, Trung, Nam ông đến đến để tìm hiểu xem nơi nào còn loài tảo đỏ để bảo tồn.”

Chọn B

Câu 4:

Dựa vào thông tin tại đoạn 4 (dòng 19-23), phát biểu nào sau đây là KHÔNG chính xác?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Nhiều loại thực phẩm, mỹ phẩm có thành phần từ tảo. Đúng, thông tin từ đoạn “Tảo phục vụ sản xuất các sản phẩm tăng cường sức khỏe, làm đẹp cho con người, làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón...”.

B. Tảo ở Việt Nam hết sức đa dạng, phong phú. Đúng, thông tin từ đoạn “Ông cho biết, nguồn lợi tảo của Việt Nam rất phong phú và có giá trị cao”.

C. Spirulina là loài tảo có hàm lượng protein cao nhất. Sai, trong bài không nhắc tới loài tảo nào có hàm lượng protein cao nhất.

D. Tảo có thể được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế. Đúng, thông tin từ đoạn “Tảo phục vụ sản xuất các sản phẩm tăng cường sức khỏe, làm đẹp cho con người, làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón...”

Chọn C

Câu 5:

Câu văn tại dòng 24: “Suốt mấy chục năm công tác, tôi chúi mũi đi tìm các loài tảo.” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Từ “chúi mũi” mang hàm nghĩa chỉ sự tập trung cao độ, để hết tâm trí vào một công việc nào đó. Từ hàm nghĩa của từ này, ta có thể suy ra “Trong phần lớn sự nghiệp, GS. Dương Đức Tiến chỉ tập trung vào nghiên cứu khóa học”.

Chọn D

Câu 6:

Dựa trên đoạn 6 (dòng 28-34), thông tin nào sau đây là chính xác?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Khoáng chất đa lượng, vi lượng là yếu tố quan trọng nhất để tìm vùng nuôi tảo. Sai, bài đọc không nói yếu tố nào quan trọng nhất.

B. GS. Dương Đức Tiến là chủ cơ sở nuôi tảo spirulina tại Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Sai, GS. Dương Đức Tiến được chủ cơ sở kí hợp đồng thuê phụ trách khoa học công nghệ, kĩ thuật cho doanh nghiệp. GS. Dương Đức Tiến không phải chủ cơ sở.

C. Dự án nuôi tảo tại Quỳnh Lưu là kết quả từ công trình nghiên cứu của GS. Dương Đức Tiến. Sai, dự án không liên quan đến các công trình nghiên cứu của GS. Dương Đức Tiến.

D. GS. Dương Đức Tiến tham gia xây dựng nhà máy nuôi tảo tại Quỳnh Lưu từ những ngày đầu. Đúng, GS. Dương Đức Tiến được mời khảo sát địa điểm. Vì vậy, ta có thể khẳng định ông tham gia từ những ngày đầu khi nhà máy còn chưa được xây dựng.

Chọn D

Câu 7:

Vai trò của GS. Dương Đức Tiến trong dự án nuôi trồng tảo ở Vĩnh Hảo là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 36-38: “Ông đã chọn giống cho năng suất cao và loại bỏ các loài tảo khác xuất hiện trong quá trình nuôi trồng, giúp cơ sở này sản xuất từ 25-30 tấn tảo/năm.”

Chọn A

Câu 8:

Theo đoạn cuối, GS. Dương Đức Tiến đề xuất nâng cao năng suất canh tác trên các vùng đất bạc màu bằng cách nào sau đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 47-48: “đưa tảo đất có độ đạm cao để cải thiện đất bạc màu.”

Chọn A

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một kĩ sư thiết kế cây cầu treo bắt ngang dòng sông (như hình vẽ). Ở hai bên dòng sông, kĩ sư thiết kế hai cột trụ đỡ AA' và BB' có độ cao 30m và bên trên có bắt một dây truyền có dạng parabol (ACB) để đỡ nền cầu. Hai đầu của dây truyền được gắn chặt vào hai điểm A và B. Để chịu sức nặng của cây cầu và các phương tiện giao thông thì ở khoảng giữa cầu phải đặt thêm dây cáp treo thẳng đứng nối nền cầu với dây truyền. Biết khoảng cách giữa các dây cáp treo và hai cột trụ là đều nhau và dây cáp có độ dài ngắn nhất là 5m. Khoảng cách A'B' = 200m. Tính chiều dài các cáp treo còn lại.

Một kĩ sư thiết kế cây cầu treo bắt ngang dòng sông (như hình vẽ). Ở hai bên dòng sông, kĩ sư thiết kế hai cột trụ đỡ (ảnh 1)

Xem đáp án » 12/01/2024 817

Câu 2:

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S): x2 + y2 + z2 = 1. Gọi M là điểm nằm trên mặt phẳng (P):2x + y− 2z + 6 = 0. Từ điểm M kẻ ba tiếp tuyến MA, MB, MC đến mặt cầu (S), trong đó A, B, C là các tiếp điểm. Khi M di động trên mặt phẳng (P), tìm giá trị nhỏ nhất của bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Xem đáp án » 12/01/2024 293

Câu 3:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm I(1;0;0), mặt phẳng (P): x – 2y – 2z + 1 = 0 và đường thẳng d:x=2y=tz=1+t. Gọi d là đường thẳng đi qua điểm I và vuông góc với mặt phẳng (P), M là hình chiếu vuông góc của I lên mặt phẳng (P), N(a,b,c) là điểm thuộc đường thẳng d sao cho diện tích tam giác IMN nhỏ nhất. Khi đó, a − 2b + 4c có giá trị bằng

Xem đáp án » 12/01/2024 265

Câu 4:

Một người gửi tiết kiệm 20.000.000 đồng loại kỳ hạn một năm vào ngân hàng với lãi suất 6,5% một năm. Sau 5 năm 2 tháng người đó rút được bao nhiêu tiền cả gốc lẫn lãi? Biết nếu rút trước kỳ hạn thì ngân hàng trả theo lãi suất không kỳ hạn là 0,01% một ngày.

Xem đáp án » 11/01/2024 222

Câu 5:

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có cạnh bên AA'=a2. Biết đáy ABC là tam giác vuông có BA = BC = a, gọi M là trung điểm của BC. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và B'C.

Xem đáp án » 12/01/2024 212

Câu 6:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 10/01/2024 212

Bình luận


Bình luận