Câu hỏi:
23/03/2024 55Lập dàn ý cho bài văn dựa vào kết quả bài tập 2 trang 16 và gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu người thân:
– Em chọn tả ai?
– Người đó gắn bó với em như thế nào?
Thân bài
1. Tả đặc điểm hình dáng
– Chọn tả đặc điểm nổi bật về ngoại hình của người thân:
+ Mắt
+ Miệng
+ Tóc
+ ?
– Sử dụng từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc,...
– Sử dụng biện pháp so sánh.
2. Tả tính tình, hoạt động:
- Chọn tả đặc điểm nổi bật về tinh tinh, hoạt động quen thuộc của người thân:
+ Khi làm việc.
+ Lúc sinh hoạt gia đình hoặc nghỉ ngơi.
+ Cách cư xử với mọi người.
+ ?
– Sử dụng từ ngữ chỉ tinh nết, hoạt động....
– Sử dụng biện pháp so sánh.
Lưu ý: Cũng có thể chọn tả đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính tình thông qua hoạt động.
Kết bài
- Tình cảm
- Sự quan tâm, chăm sóc
- ?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
b) Thân bài:
- Tả hình dáng:
+ Dáng người tầm thước, thon gọn.
+ Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.
+ Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
+ Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
- Tả tính tình, hoạt động:
+ Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
+ Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
+ Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
c) Kết bài: Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bằng lên rực rỡ.
Trần Hoài Dương
b. Nắng ẩm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy.
Theo Nguyễn Đình Thi
c. Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá. Lũ chim líu ríu gọi nhau. Mưa đến. Lúc đầu, mưa chỉ lác đác rồi mưa ào ào trút xuống. Chẳng bao lâu, cả khu vườn tắm sũng trong mưa.
Lê Ngọc Thạch
– Tìm các câu ghép trong mỗi đoạn văn.
– Các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được được nối với nhau bằng cách nào?
Câu 3:
Các vế trong mỗi câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?
a. Sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá.
b. Mặt trời lặn hẳn và những ngôi sao xuất hiện.
c. Vì sương dày đặc nên chúng tôi không nhìn rõ đường.
d. Những đám khoai lang, khoai môn xanh mướt; mấy vạt rau, vạt đậu xanh
non mỡ màng,
e. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Câu 4:
Viết 3 – 4 câu nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong bài đọc “Mùa xuân em đi trồng cây", trong đó có ít nhất một câu ghép. Chỉ ra cách nối các về cấu trong câu ghép đó.
Câu 5:
Dựa vào bài đọc “Mùa xuân em đi trồng cây”, đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn nhỏ tham gia trồng cây.
Câu 6:
Mùa xuân em đi trồng cây
Mùa xuân em đi trồng cây
Nắng lên từ phía bàn tay em trồng
Đồi hoang sẽ hoá rừng thông
Núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh.
Này em, này chị, này anh
Người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ
Dốc nghiêng, mũ nón nhấp nhô
Đàn chim vui, hót líu lo quanh đời.
Gió ngoan chạm giọt mồ hôi
Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên
Nắng xuân lấp lánh mọi miền
Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.
Từ bàn tay nhỏ đấy thôi!
Góp mầm xanh với đất trời yêu thương
Rồi đây trên khắp quê hương
Màu xuân xanh biếc nẻo đường tương lai.
Nguyễn Lãm Thắng
Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước gì khi trồng cây?
Câu 7:
Tìm kết từ phù hợp thay cho mỗi □ để nối các vế câu ghép có trong đoạn văn sau:
Cò và vạc là hai anh em □ tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập □ vạc thì lười biếng, mải chơi. Cò khuyên mãi □ vạc chẳng nghe.
Theo Truyện dân gian Việt Nam
về câu hỏi!