Câu hỏi:
23/03/2024 125Dưới những tán xanh
Năm 2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi xướng việc tuyển chọn, công nhận Cây di sản Việt Nam. Các cây gỗ lớn (trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên) hoặc có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử,... được công nhận là cây di sản. Đến nay, có tới 6 000 cây di sản được ghi nhận ở mọi miền.
Năm 2013, Giàn Gừa nguyên sinh hơn 150 năm tuổi ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được ghi nhận là cây di sản đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giàn Gừa cao khoảng 15 mét, tán lá vươn rộng ra một vùng mênh mông xanh mát, đan quyện xoắn xuýt như một tấm lưới khổng lồ. Bộ rễ chằng chịt, giăng đầy trên mặt đất, trông như những con rắn. Hình dáng của giàn cây tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo, hoang sơ và huyền bí.
Những năm chiến tranh tàn phá, Giàn Gừa chỉ còn lại 2 740 mét vuông. Đến nay, do được bảo tồn, diện tích Giàn Gừa đã lên tới 4.000 mét vuông.
Theo thời gian, những cành gừa in hằn vết tích chiến tranh vẫn đâm chồi, vươn mình toả rợp bóng mát, những tán xanh vẫn rì rào khúc hát mến thương.
Ngân Thương tổng hợp
• Gừa (si): loài cây thân gỗ, có rễ mọc ra tử thần và các cành trên cao.
• Nguyên sinh: (rùng) mọc tự nhiên từ thời xa xưa, chưa hề bị chặt phá.
Cây di sản Việt Nam được tuyển chọn, công nhận theo tiêu chí nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cây di sản Việt Nam được tuyển chọn, công nhận theo tiêu chí:
- Các cây gỗ lớn (trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên)
- Hoặc có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Hạng A Cháng
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, như gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng "Mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chăm vào công việc.
Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thể ruộng, nhìn đường cây, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...
Sức lực tràn trề của A Chúng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.
Theo Ma Văn Kháng
• Mổng (tiếng Mông): đi
• Sá cày: đường cày.
a. Ở đoạn đầu, tác giả tả ngoại hình của Hạng A Cháng bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Khi cày ruộng, động tác và hình dáng của A Chúng có gì đáng chú ý?
c. Những hình ảnh so sánh trong bài văn có tác dụng gì đối với việc tả ngoại hình và hoạt động của Hạng A Cháng?
Câu 2:
Quan sát một người lao động vào lúc người đó đang làm việc và ghi lại những điều em quan sát được.
Gợi ý:
a. Người lao động mà em chọn quan sát là ai?
- Một người làm việc ở trường (lao công, bảo vệ,...).
- Một người mà em có dịp tiếp xúc (công an, bác sĩ,...).
- ?
b. Trong khi làm việc, ngoại hình, thái độ,... của người đó có gì đáng chú ý?
Câu 4:
Chia sẻ với bạn về việc trồng và chăm sóc cây ở trường hoặc ở nhà em.
Câu 5:
Theo em, thiếu nhi Việt Nam có thể đóng góp những gì trong hành trình bảo vệ cây di sản?
Câu 6:
Sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu thông tin về 1 – 2 Cây di sản Việt Nam.
về câu hỏi!