Câu hỏi:
24/03/2024 436Dựa vào thông tin mục b và hình 11.2, hãy:
- Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.- Kể tên một số trung tâm công nghiệp và tên ngành công nghiệp của các trung tâm đó ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp: tăng trưởng vượt bậc, cơ cấu ngành đa dạng
+ Công nghiệp khai khoáng: có ở hầu hết các tỉnh, sản phẩm chủ yếu là quặng sắt (Yên Bái, Hà Giang,…), a-pa-tít (Lào Cai), đá vôi (Lạng sơn, Hà Giang,…), nước khoáng (Hòa Bình, Tuyên Quang), than (Thái Nguyên, Lạng Sơn),…
+ Sản xuất điện là ngành đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển các thủy điện và nhiệt điện. Các nhà máy thủy điện lớn như Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW), Tuyên Quang (342 MW),… ngoài vai trò sản xuất điện còn góp phần kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng, tạo cảnh quan phát triển du lịch. Một số nhà máy nhiệt điện trong vùng là Sơn Động (Bắc Giang), Na Dương (Lạng Sơn), An Khánh (Thái Nguyên) .
+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển, gồm chế biến sữa, chế biến hoa quả, chế biến chè,… trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong vùng. Các địa phương phát triển là Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên,…
+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt và sản xuất trang phục,… phát triển nhanh tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ,… nhờ thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Một số trung tâm công nghiệp và tên ngành công nghiệp:
+ Trung tâm công nghiệp Bắc Giang: sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt và sản xuất trang phục; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hóa chất; sản xuất, chế biến thực phẩm.
+ Trung tâm công nghiệp Thái Nguyên: nhiệt điện; khai khoáng sắt; dệt và sản xuất trang phục; cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất kim loại; sản xuất, chế biến thực phẩm.
+ Trung tâm công nghiệp Hòa Bình: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất vật liệu xây dựng; thủy điện; sản xuất, chế biến thực phẩm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2:
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 11.1, hãy nêu thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3:
Tìm và giới thiệu với bạn về một địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 4:
Dựa vào thông tin mục a và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 5:
Dựa vào thông tin mục c và hình 11.2, hãy:
- Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 6:
Dựa vào thông tin mục c và bảng 11.2, hãy nhận xét về chất lượng cuộc sống dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 7:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) là vùng lãnh thổ rộng lớn phía bắc nước ta, có nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành kinh tế. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển và phân bố ra sao?
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 6 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
Trắc nghiệm Địa 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (phần 2)
về câu hỏi!