Câu hỏi:
25/03/2024 113Mỗi tổ đóng vai một đội học sinh (của Việt Nam hoặc của một nước mà các em biết), thực hiện các việc sau:
a) Chuẩn bị tranh ảnh, thông tin về nước đó (có thể viết và trang trí trên giấy khổ lớn).
b) Chuẩn bị một câu chuyện (hoặc bài hát, bài thơ) về nước đó.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Một số thông tin về nước Lào
- Vị trí: Nằm ở bán đảo Đông Dương khu vực Đông Nam Á
- Diện tích: 236.800km2
- Dân số: 7,4 triệu người
- Đất nước chủ yếu là đồi núi, còn lại là cao nguyên và bình nguyên, sông Mekong chảy dọc biên giới phía tây Lào, dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía đông. Được thiên nhiên ưu đãi, Lào có nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản, như gỗ, thạch cao, thiếc, khí đốt… và có hệ thống sông ngòi giàu nguồn lợi thủy sản và phù sa.
b)
Bài thơ: Quan hệ Đặc biệt Việt Lào
Mối tình hữu nghị Việt Lào
Bác Hồ vĩ đại đã ngợi ca là:
“Việt Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long”
Chủ tịch Xu Pha Nu Vông
Chủ tịch Kay Xỏn chùng lòng ngợi ca
“Mối tình Lào Việt chúng ta
Còn cao hơn núi, còn dài hơn sông”
Việt Lào hạt gạo cắn đôi
Cuộng rau chẻ nửa, típ xôi chia cùng
Bác Hồ căn dặn non sông,
Giúp bạn Lào, ấy là cùng giúp ta
Đội quân tình nguyện lập ra
Việt Lào sát cánh đánh tan quân thù
Hai nước độc lập tự do
Ngày càng đoàn kết ấm no dân làng
Quan hệ đặc biệt vững vàng
Đơm hoa kết trái đàng hoàng bên nhau
Ngày xưa cha lập công đầu
Ngày nay con bước sang Lào theo cha*
Cùng bạn viết tiếp bài ca
Tươi xanh bền vững giao hòa song phương
Xưa chiến trường, nay thị trường
Chung tay toàn diện xây tương lai giầu
Việt Lào – Lào Việt bên nhau
Sánh cùng khu vực toàn cầu vươn xa.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2021
Tác giả: Anh hùng LLVTND Lê Văn Đình
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).
Câu 2:
Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam trong bài thơ “Cô gái mũ nồi xanh”, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu.
Câu 3:
Hãy trình bày bằng sơ đồ tư duy các biện pháp kể chuyện sáng tạo.
Câu 4:
Tìm biện pháp nối trong các đoạn văn sau:
a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.
NGUYÊN HỒNG
b) Một em nhỏ biết cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên thường không thờ ơ với đời sống con người. Do vậy, khi viết về con chó, con chim sẻ thôn thuộc hàng ngày, hoặc về cây gạo, cây mướp, về rừng và biển, tôi cố gắng giúp các bạn đọc nhỏ tuổi tìm thấy và đẹp bên trong của cảnh và vật, từ đó mà biết suy rộng ra.
Theo VŨ TÚ NAM
Câu 5:
Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ngày hội của Định Hải, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp nối trong đoạn văn của em.
Câu 6:
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tâm sự của Anh hùng Phạm Tuân nêu ở cuối bài đọc.
Câu 7:
Em hiểu lời căn dặn dưới đây của Bác Hồ như thế nào?
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
HỒ CHÍ MINH
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!