Câu hỏi:
12/07/2024 98Dựa vào hình 21.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thế mạnh:
+ Địa hình, đất: địa hình đồng bằng, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 2 - 4 m, thuận lợi quy hoạch các khu vực cư trú và sản xuất. Đất là tài nguyên quan trọng với 3 loại đất chính là đất phù sa sông (1,2 triệu ha), đất phèn (1,6 triệu ha), đất mặn (750 nghìn ha). Tạo thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm cao và ổn định, từ 25 - 27°C, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, từ 1300 - 2000 mm. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Sông ngòi: nằm ở hạ lưu sông Mê Công, hai nhánh sông chính là sông Tiền, sông Hậu và nhiều sông khác như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,… hệ thống kênh rạch chằng chịt, có ý nghĩa thủy lợi, cung cấp nguồn lợi thủy sản và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy và du lịch.
+ Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao với rừng ngập mặn ven biển; rừng tràm ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Có nhiều bãi cá, tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+ Biển, đảo: có vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo với một số bãi tắm, nhiều mỏ dầu, khí tự nhiên trữ lượng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, bờ biển có một số nơi thuận lợi xây dựng các cảng biển.
+ Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi xi măng ở Kiên Giang, than bùn ở khu vực U Minh, Tứ giác Long Xuyên, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa,…
- Hạn chế: mùa khô kéo dài cùng với tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông, ven biển lấn sâu vào trong đất liền.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh nào để phát triển du lịch. Nêu ví dụ một số loại hình du lịch cụ thể.
Câu 2:
Kể tên những sản phẩm nông nghiệp nổi bật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lập bảng liệt kê những thế mạnh tự nhiên của vùng để phát triển những sản phẩm đó.
Câu 3:
Dựa vào hình 21.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Xác định phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày thế mạnh nổi bật, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5:
Hãy tìm kiếm thông tin về vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Câu 6:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trù phú, nơi sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất của nước ta. Vùng có những thế mạnh và hạn chế gì về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò như thế nào?
Câu 7:
Dựa vào hình 21.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
về câu hỏi!