Câu hỏi:
13/07/2024 1,095Dựa vào thông tin và hình 16.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở Đông Nam Bộ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm 35,9% so với cả nước.
+ Cao su: đứng đầu về diện tích (58,9%) và sản lượng (66,5%) so với cả nước. Địa phương trồng nhiều cao su là: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.
+ Điều: là cây thế mạnh, năm 2021, diện tích trồng chiếm 61,3%, sản lượng chiếm 72,9% so với cả nước. Các tỉnh có diện tích điều lớn: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hồ tiêu trồng nhiều ở Bình Phước, Đồng Nai.
- Cây ăn quả được phát triển mạnh với các cây chủ yếu: chôm chôm, sầu riêng, bưởi,… Năm 2021, diện tích trồng cây ăn quả chiếm khoảng 11% so với cả nước. Trồng tập trung theo quy mô lớn, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
+ Chôm chôm trồng nhiều ở: Đồng Nai, Tây Ninh,…
+ Sầu riêng trồng nhiều ở: Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh,…
+ Bưởi phân bố nhiều ở: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm dân cư của vùng Đông Nam Bộ.
Câu 2:
Dựa vào thông tin và hình 16.1, hãy:
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
- Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
Câu 3:
Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển bậc nhất nước ta.
Câu 4:
Dựa vào thông tin và hình 16.1, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ.
Câu 5:
Đọc thông tin, hãy phân tích ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển của Đông Nam Bộ.
về câu hỏi!