Câu hỏi:
17/11/2024 2,876Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện “Ông Bụt đã đến”, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu nhân vật em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc: Nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện “Ông Bụt đã đến”.
Triển khai:
- Nêu những điều mà em ấn tượng về nhân vật: (1) Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.
- Tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật: (1) Em rất ngưỡng mộ và cảm phục về tấm lòng cao thượng của ông nhạc sĩ.
- Việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc của em: (1) Em đã đọc đi, đọc lại câu chuyện rất nhiều lần. (2) Em thường kể những câu chuyện về ông cho các em nhỏ trong xóm.
Kết thúc
- Đánh giá và khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em đối với nhân vật.
Bài làm tham khảo
Trong các câu chuyện, bài thơ đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện “Ông Bụt đã đến”. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tấm lòng ấm áp, nhân hậu và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần. Không những thế, em còn kể câu chuyện về ông nhạc sĩ cho các em nhỏ trong xóm cùng nghe. Em rất kính trọng ông và giá như được gặp ông một lần, dù trong mơ thì em cũng sẽ rất vui. Em tự hứa, nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt, là một con ngoan trò giỏi để có thể gặp được “ông Bụt” trong cuộc sống của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) Lan là học sinh lớp 4B.
b) Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo.
Câu 2:
Dựa vào các bức tranh sau, em hãy viết thêm trạng ngữ để được câu hoàn chỉnh:
a) ............................................................ nên em đi học muộn.
b) ............................................................ , đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
Câu 3:
Nghe – viết
BẦM ƠI!
(trích)
"Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Tố Hữu
Câu 5:
Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
(Theo Nguyễn Kiên)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!