Câu hỏi:
13/07/2024 985I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Chúng tôi ngồi đây, quần tụ giữa trời
Cuộc đời lính có niềm sung sướng lính
Mỗi đứa một quê
Thằng ở đồng chua
Đứa ở nước mặn
Vùng quê nào cũng nhiều kỷ niệm
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngát xa khơi...
Về một cô gái làng khểnh răng hay hát
Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi ướt đẫm vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi có người ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Tuổi trẻ là tuổi làm việc lớn
Ngày mai hòn đảo sẽ nhô lên
Đất nước Việt Nam, một lần nữa nối liền
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo à, đảo ơi...
(Trích Hát về một hòn đảo, Trần Đăng Khoa, NXB Văn học, 2014, trang 51)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Mỗi đứa một quê
Thằng ở đồng chua
Đứa ở nước mặn
Vùng quê nào cũng nhiều kỷ niệm
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Lời giải của GV VietJack
Các biện pháp tu từ được sử dụng:
- Điệp từ “ở”
- Liệt kê: “nước mặn, đồng chua"
Câu 3:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo à, đảo ơi...
Lời giải của GV VietJack
Nội dung của những dòng thơ:
- Tác giả ca ngợi vẻ đẹp, giá trị của những hòn đảo.
- Tình yêu, niềm tự hào, trân trọng của những người lính đối với đảo quê hương.
- Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca với những người lính đảo.
Câu 4:
Nhận xét về hình tượng người lính đảo thể hiện trong những dòng thơ:
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi có người ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Tuổi trẻ là tuổi làm việc lớn
Lời giải của GV VietJack
- Hình tượng người lính đảo được thể hiện trong đoạn thơ: những người lính trẻ phải đối mặt với rất nhiều gian nan “ngã trước miệng cá mập”, “bị vùi dưới cơn bão dữ tợn” nhưng họ không hề sợ hãi mà luôn vững vàng đối mặt với thái độ coi thường gian khổ. Họ luôn sống và chiến đấu với lí tưởng cao cả, nhiệt huyết sục sôi “tuổi trẻ là tuổi làm việc lớn”.
- Đây là hình tượng đẹp đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc trân trọng quá khứ trong cuộc sống.
Câu 2:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong “Vợ chồng A Phủ”, tác giả Tô Hoài viết:
Trong bóng tối, Mỵ đứng im như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mỵ vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!" Mỵ vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mỵ không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mỵ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này, lúc trai đang đến gò vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mỵ nín khóc, Mỵ lại bồi hồi.
Cả đêm Mỵ phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại tràn trề tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mỵ lúc mê, lúc tình. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.
Mỵ bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm âm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buông quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mỵ. Mỵ không thể biết. Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuổi con ngựa của chồng. Mỵ chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến, vợ chết rồi. Mỵ sợ quá, Mỵ cựa quậy. Xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây chói xiết lại, đâu đứt từng mảnh thịt.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 8-9)
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhà văn dành cho người phụ nữ Tây Bắc được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 3:
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Mỗi đứa một quê
Thằng ở đồng chua
Đứa ở nước mặn
Vùng quê nào cũng nhiều kỷ niệm
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Câu 4:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo à, đảo ơi...
Câu 5:
Nhận xét về hình tượng người lính đảo thể hiện trong những dòng thơ:
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi có người ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Tuổi trẻ là tuổi làm việc lớn
về câu hỏi!