Câu hỏi:
13/07/2024 600I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú
Ác-lơ-canh nghèo khổ
Nằm mỉm cười sau tấm màn nhung.
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.
Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa….
(Giấc mơ của anh hề, Lưu Quang Vũ, in trong Thơ tình Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 2002)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong văn bản tác giả đã chỉ ra ước mơ của những đối tượng nào ?
Lời giải của GV VietJack
Những đối tượng được nhắc đến : Anh hề, Ác lơ canh nghèo khổ, người hát xẩm, thằng bé mồ côi, người tù, kẻ u tối
Câu 3:
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ tương phản ( đối lập ) trong đoạn thơ sau
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Lời giải của GV VietJack
- Chỉ ra hình ảnh tương phản :
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn><Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá><Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Hiệu quả : Chỉ ra sự đối lập giữa thực tế cuộc sống hiện tại nghèo khổ, thiếu thốn của những phận người bất hạnh với những ước mơ đẹp đẽ mà họ mong muốn . Người hát xẩm nhục nhằn mơ cuộc sống giàu sang, đứa bé mồ côi lạnh giá mơ được ăn no. Từ đó cho thấy con người dù là ai trong cuộc sống cũng không ngừng ước mơ, càng đau khổ, người ta càng mong muốn đổi đời., đều muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống hiện tại.
-BPTT còn làm cho cách diễn đạt biểu cảm, tạo sự nhịp nhàng hài hòa cho câu thơCâu 4:
Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn thơ sau không
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa….
Lời giải của GV VietJack
Học sinh thể hiện quan điểm của mình và lí giải hợp lí
Gợi ý: Đồng tình vì:
- Bờ luôn là cái nhỏ bé, chật chội trong những giới hạn an toàn trong khi đó biển luôn là cái rộng lớn, bao la, hứa hẹn nhiều bí ẩn cần khám phá. Cũng như vậy, đời sống luôn là cái hạn hẹp, nghèo nàn; trong khi đó giấc mơ luôn mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn và phong phú.
- Nếu không có biển, bờ sẽ không còn lí do để tồn tại. Cũng như vậy, nếu không có những giấc mơ, những khát vọng để hướng về những điều tốt đẹp, cuộc đời sẽ trở nên vô vị, mất hết ý nghĩa.- Những giấc mơ đưa con người đi xa, và được là chính mình, sống 1 cuộc đời có mơ ước và hạnh phúc. Nhờ những giấc mơ mà cuộc đời của mỗi người trở nên rực rỡ sắc màu, trở nên thi vị, ý nghĩa hơn.
Học sinh có thể có cách diễn đạt khác miễn là lí giải có sức thuyết phụcCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Cảm nhận đoạn thơ sau
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam)
Từ đó nhận xét vẻ đẹp bi tráng về người lính Tây Tiến
Câu 4:
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ tương phản ( đối lập ) trong đoạn thơ sau
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Câu 5:
Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn thơ sau không
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa….
về câu hỏi!