Câu hỏi:

13/07/2024 2,053

Phần I: ĐỌC – HIỂU  (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

           “Trong quá trình tiến hóa, con người đã tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cho bản năng được thuần phục để vươn tới hạnh phúc. Ta gọi đó là những “nguyên tắc sống”(...)

           Nếu ta nói rằng ở đây chỉ có nguyên tắc và luật lệ, có công thì thưởng có tội thì trừng, thì tuy ta bảo vệ được vài quyền lợi trong nhất thời nhưng vô tình ta đã đẩy mức chấp nhận và bao dung của mình xuống cung bậc rất thấp. Cung bậc này nếu để lâu ngày nó có thể trở thành chai cứng và mặc định. Đành rằng trong chiến trường hay thương trường thì bắt buộc ta phải tuân thủ theo nguyên tắc hay luật lệ rõ ràng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có chiến trường với thương trường. Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm thì đó chỉ là thái độ bảo vệ sự yếu đuối, cố chấp và hờ hững của ta mà thôi. Ta đã từng chứng kiến có những bậc sinh thành không thể tha thứ cho con mình chỉ vì họ sợ mang tiếng giáo dục không nghiêm. Hoặc có nhiều bậc thầy đã lạnh lùng quay mặt trước sự sám hối chân thành của người học trò chỉ vì họ sợ bị cười chê thiếu kỷ cương nề nếp. Họ bám chặt vào nguyên tắc để che đậy trái tim thiếu độ lượng của mình, mà lại tin tưởng đó là hành động bảo vệ chân lý. Cho nên, nguyên tắc nếu không khéo sử dụng thì nó có thể biến thành thành trì lưới sắt giam hãm và giết chết tình nhân ái bao la.

           Sống là để được tự do và hạnh phúc chứ không phải để nắm giữ hay tôn sùng nguyên tắc. Chỉ khi nào ta thấy mình yếu kém thì phải chấp nhận nương tựa và tôn trọng vài nguyên tắc để kìm hãm sự nông nổi của bản năng và tránh những hậu quả đáng tiếc. Còn khi ta đã làm chủ được những cảm xúc hay phiền não căn bản, thì ta có thể sống ung dung tự tại và sẵn sàng chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Tuy nhiên, ta cũng cần kiểm chứng trình độ của mình dưới sự soi sáng của đại chúng, hay ít nhất là của những người thân đang sống bên cạnh. Coi chừng ta đang lầm tưởng giữa nhu cầu sống phóng túng với tinh thần sống vượt thoát nguyên tắc. Và khi ta đã thật sự vững chãi rồi thì nguyên tắc hay không nguyên tắc đều không gây phiền phức hay trở ngại cho ta nữa. Ta có thể thích nghi với mọi đối tượng và hoàn cảnh. Bởi ta không còn nhu cầu bám víu quá nhiều ở điều kiện bên ngoài. Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình.”

                          ( Trích: Hiểu về trái timMinh Niệm, NXB Tổng hợp TP. HCM, Năm 2019)

Xác định phương thức biểu đạt chính.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Theo tác giả : “ Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm” là biểu hiện của điều gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Theo tác giả : “ Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm cảm thì đó chỉ là thái độ bảo vệ sự yếu đuối, cố chấp và hờ hững của ta mà thôi.

Câu 3:

Nêu rõ quan điểm của tác giả trong phát ngôn sau : “Sống là để được tự do và hạnh phúc chứ không phải để nắm giữ hay tôn sùng nguyên tắc.”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Mục đích của cuộc sống là để được tự do và hạnh phúc còn nguyên tắc là phương tiện, cách thức để đạt mục đích đó; Không được cứng nhắc hay tuyệt đối hóa giá trị của nguyên tắc.

Câu 4:

Anh (chị) có đồng ý với nhận định “Và khi ta đã thật sự vững chãi rồi thì nguyên tắc hay không nguyên tắc đều không gây phiền phức hay trở ngại cho ta nữa.” ?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Thí sinh có thể đồng tình với quan niệm, có thể không đồng tình…

- Những lí lẽ đưa ra phải có tính thuyết phục trên tinh thần bàn luận nghiêm túc, thiện chí. Sử dụng thao tác lập luận phù hợp, có dẫn chứng tiêu biểu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. LÀM VĂN

Trong đoạn trích Đất Nước trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”...

                     (Trích “Đất Nước”, trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm; Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.121,122)

           Anh ( chị) hãy cảm nhận đoạn trích trên, từ đó nhận xét những khám phá của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước được thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án » 12/07/2024 753

Câu 2:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - Hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về giá trị của việc: “Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình”.

Xem đáp án » 11/07/2024 602

Câu 3:

Theo tác giả : “ Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm” là biểu hiện của điều gì?

Xem đáp án » 14/06/2024 0

Câu 4:

Nêu rõ quan điểm của tác giả trong phát ngôn sau : “Sống là để được tự do và hạnh phúc chứ không phải để nắm giữ hay tôn sùng nguyên tắc.”

Xem đáp án » 14/06/2024 0

Câu 5:

Anh (chị) có đồng ý với nhận định “Và khi ta đã thật sự vững chãi rồi thì nguyên tắc hay không nguyên tắc đều không gây phiền phức hay trở ngại cho ta nữa.” ?

Xem đáp án » 14/06/2024 0

Bình luận


Bình luận