Câu hỏi:
13/07/2024 973VŨ ĐIỆU CÂY
Kìa trông vũ điệu của cây
thấy trong veo gió múa may tung trời
Kìa trông vũ điệu của chồi
nghe tươi hơn hớn cái đời già nua
Kìa trông chiếc lá nô đùa
thấy muôn năm cứ bốn mùa hồn nhiên
Kìa trông cái góc ưu phiền
nghe hồn cỏ dại linh thiêng quá chừng
Kìa trông bước nhảy ngập ngừng
thấy thiên nhiên cũng rưng rưng như người
Kìa trông hang hốc ngậm ngùi
nghe râm ran tiếng nói cười trong cây
Kìa xem sự sống múa may
thấy yên ả những tháng ngày lênh đênh.
( Nguyễn Duy, nguồn https://www.thivien.net)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vũ điệu của thiên nhiên trong văn bản ?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong những dòng thơ sau:
Kìa trông vũ điệu của cây
thấy trong veo gió múa may tung trời
Kìa trông vũ điệu của chồi
nghe tươi hơn hớn cái đời già nua
Lời giải của GV VietJack
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các dòng thơ:
+ Cụ thể hóa những nét đẹp trong vũ điệu của thiên nhiên đó là vẻ đẹp vui tươi, trẻ trung, mãnh liệt, đầy sức sống…
+ Làm cho câu thơ sinh động, có hồn, tạo ấn tượng, hấp dẫn…Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
Thí sinh có thể lựa chọn một thông điệp ý nghĩa nhất. Có kiến giải phù hợp.
Gợi ý:
- Luôn biết làm chủ trong mọi tình huống của cuộc sống.
- Biết tìm sự bình yên trong vòng quay của cuộc đời.
- Trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn vất vả hay sung sướng hạnh phúc đều phải biết trân trọng cuộc sống.
- Luôn tạo cho mình một tâm thế vững vàng, bình thản trước cuộc đời.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để tạo nên “Vũ điệu cuộc sống” của riêng mình?
Câu 2:
II. LÀM VĂN
… Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa đồng Châu Hoá đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những sớm làng trung du bát ngát tiếng gà...
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường ?
Câu 3:
Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vũ điệu của thiên nhiên trong văn bản ?
Câu 4:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong những dòng thơ sau:
Kìa trông vũ điệu của cây
thấy trong veo gió múa may tung trời
Kìa trông vũ điệu của chồi
nghe tươi hơn hớn cái đời già nua
Câu 5:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên? Vì sao?
về câu hỏi!