Câu hỏi:
13/07/2024 292I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:
Một con sâu phải trải qua đau đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở thành con bướm biết bay.
Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tần đất dày để trở thành cây cứng cáp.
Con sâu nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành con bướm biết bay.
Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nãy mầm nhưng sẽ dễ bị bật gốc khi gặp cơn giống tố.
Con người không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng của người này nhưng có thể là may mắn với người khác - tùy vào cách mà chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.
(Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “trở thành cây cứng cáp”, con sâu và hạt giống phải trải qua những thử thách gì?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “trở thành cây cứng cáp” con sâu và hạt giống phải trải qua:
- Hạt giống phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tần đất dày để trở thành cây cứng cáp.
- Con sâu nào phải tự phá vỏ kén chui ra để thành con bướm biết bay.
Câu 3:
Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: Con người không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm cá nhân của bản thân, có lý giải.
Gợi ý:
Tác giả cho rằng: “Con người không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống”:
- Có một vài điều con người không thể lựa chọn ví như nơi mình sinh ra, người sinh ra mình. Thế nhưng cũng có những điều con người hoàn toàn có thể lựa chọn ví như cách sống.
- Con người không thể chịn nơi mình sinh ra, hoan cảnh gia đình,.. nhưng sống cuộc sống như thế nào là do sự lựa chọn, cách nhìn nhận, khả năng, sự nỗ lực mỗi người mà tạo nên.
Câu 4:
Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị. Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày thông điệp cảm thấy ý nghĩa nhất, có lý giải.
Gợi ý:
- Thông điệp về việc lựa chọn cách sống.
- Thông điệp về sự cần thiết của việc đương đầu và vượt qua khó khăn để trưởng thành.
- Thông điệp về cách nắm bắt, làm chủ cuộc sống của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đẳng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.111)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công.
Câu 3:
Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “trở thành cây cứng cáp”, con sâu và hạt giống phải trải qua những thử thách gì?
Câu 4:
Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: Con người không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống?
Câu 5:
Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị. Vì sao?
về câu hỏi!