Câu hỏi:
13/07/2024 1,026I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản:
Tôi đến Thành cổ Quảng Trị trong một ngày tháng tư đầy nắng và gió trong hành trình trở lại những năm 70 của thế kỉ trước. Thành cổ Quảng Trị không chỉ là một toà thành mà đó còn là nơi lưu giữ biết bao kí ức về cuộc chiến 81 ngày đêm khốc liệt. Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị được xây dựng ngay trong khuôn viên, bên cạnh gò đất cao giữa thành mà như những cán bộ hướng dẫn du khách tham quan đã nói: “Có thể coi đây là nấm mồ chung cho những người chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Bởi trong Thành cổ, dưới mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ, gốc cây đều là máu thịt, là những tấm thân liệt sĩ đã bị chôn vùi bởi bom cày, đạn xới”[…]
Dòng Thạch Hãn nằm nghiêng bên Thành cổ, cứ trôi đi như không lưu lại chút gì quá khứ. Ấy vậy mà những người đến đây vẫn thấy nghẹn ngào. Đó là dòng sông bắt đầu từ dải Trường Sơn hùng vĩ, chảy qua những dãy núi, qua những đồng bằng nhỏ hẹp và đổ ra biển Đông rộng lớn. Ở đâu mà chẳng có dòng sông vỗ về tắm mát bao ẩn ức, Thạch Hãn cuồn cuộn phù sa mùa lũ và cũng có khi trong lặng đến êm đềm. Nhưng dòng sông ấy chảy qua một vùng đất mà lịch sử mãi mãi phải nhắc đến, mảnh đất đầy nắng lửa – Thành cổ Quảng Trị.
(Trích Tri ân thế hệ mãi mãi tuổi 20, Võ Cư, https://baotangphunu.com, 2022)
Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các phương thức biểu đạt: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo tác giả điểm đặc biệt của Thành cổ Quảng Trị là gì ?
Lời giải của GV VietJack
Theo tác giả điểm đặc biệt của Thành cổ Quảng Trị là: nơi lưu giữ biết bao kí ức về cuộc chiến 81 ngày đêm khốc liệt
Câu 3:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau: Dòng Thạch Hãn nằm nghiêng bên Thành cổ, cứ trôi đi như không lưu lại chút gì quá khứ.
Lời giải của GV VietJack
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa
- Nhấn mạnh: sự gắn bó của dòng Thạch Hãn với Thành cổ, Thạch Hãn là một chứng nhân lịch sử lưu giữ những kí ức về những năm tháng chống Mĩ đầy khốc liệt ở Thành cổ Quảng Trị
- Tăng tính hình tượng, biểu cảm cho câu văn
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thành cổ Quảng Trị:
- Tình cảm của tác giả : tự hào, trân trọng, xót xa
- Đây là tình cảm chân thành, sâu sắc
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …”mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo, phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó …
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 118, NXB Giáo dục, 2010 )
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét chất trữ tình-chính luận trong đoạn thơ.
Câu 4:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau: Dòng Thạch Hãn nằm nghiêng bên Thành cổ, cứ trôi đi như không lưu lại chút gì quá khứ.
Câu 5:
về câu hỏi!