Câu hỏi:
13/07/2024 83Dựa vào thông tin bài học, hãy phân biệt vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng ngành.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tiêu chí |
Vùng kinh tế |
Vùng kinh tế trọng điểm |
Vùng ngành |
Mục đích phân chia vùng |
Để Nhà nước quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế theo lãnh thổ của đất nước. |
Nhằm tạo động lực để tăng trưởng nhanh, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; có tác dụng lan tỏa, thúc đẩy các vùng kinh tế khác. |
Nhằm phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng hướng các hoạt động sản xuất (nông, lâm nghiệp và thủy sản; du lịch; công nghiệp) trên cơ sở khai thác đầy đủ và có hiệu quả các điều kiện của vùng. |
Phạm vi lãnh thổ |
Có ranh giới xác định, chứa đựng các nhân tố tự nhiên, dân cư, xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật và các hoạt động kinh tế. |
Gồm phạm vi một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có ranh giới xác định, hội tụ các điều kiện phát triển thuận lợi. |
Có ranh giới xác định với sự tập trung của một ngành nhất định và các ngành liên quan, hỗ trợ. |
Nguồn lực |
Các tỉnh, thành phố đều tương đồng về đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, khoáng sản, mức độ tập trung dân cư, chất lượng lao động, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng,… |
Các tỉnh, thành phố đều có địa hình, đất đai, khí hậu thuận lợi để xây dựng cơ sở kinh tế; có một số khoáng sản chiến lược; nguồn lao động dồi dào, chất lượng tốt; cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ; thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước; nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. |
Các tỉnh, thành phố tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Sự đồng nhất về điều kiện địa hình, đất đai, lao động (có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông, lâm nghiệp, thủy sản) thể hiện rõ trong vùng nông nghiệp. |
Cơ cấu GRDP |
Khác nhau ở mỗi vùng. Vùng nào có nhiều thuận lợi về vị trị địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thì có cơ cấu kinh tế hiện đại với ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng cao. Vùng nào có nhiều khó khăn về các điều kiện trên thì ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm tỉ trọng lớn. |
Có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất; tiếp theo là công nghiệp, xây dựng; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp |
Ngành có sản phẩm chuyên môn hoá chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GRDP của vùng. |
Các ngành kinh tế nổi bật |
Có các ngành chuyên môn hóa giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và các ngành bổ trợ |
Tập trung các ngành kinh tế chủ chốt, đặc biệt là các ngành tạo ra giá trị xuất khẩu lớn như: điện tử, tin học; dịch vụ cảng biển và du lịch; khai thác và chế biến dầu khí, cảng biển, sản xuất sản phẩm điện tử và máy vi tính; khai thác và chế biến thủy sản. Các ngành chuyên môn hóa phân bố ở khắp các tỉnh, thành phố trong vùng. |
Vùng có các ngành chuyên môn hóa với các sản phẩm như: gạo, thủy sản (vùng nông nghiệp), sản phẩm du lịch (vùng du lịch). |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Dựa vào thông tin bài học hãy trình giải thích sự hình thành vùng kinh tế ngành ở nước ta.
Câu 3:
Dựa vào thông tin và hình 2.3, hãy trình bày tóm tắt về các vùng kinh tế ở nước ta.
Câu 5:
Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn về một trong các loại vùng (vùng kinh tế; vùng ngành: vùng nông nghiệp, vùng du lịch; vùng kinh tế trọng điểm) nơi em đang sinh sống.
Câu 6:
Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày tóm tắt về các vùng nông nghiệp ở nước ta.
về câu hỏi!