Câu hỏi:
27/06/2024 207Vào năm 1905, W. Bateson, E. R. Saunders và R. C. Punnett khi nghiên cứu hai tính trạng tương phản trên cây đậu ngọt (màu hoa tím/đỏ và hình dạng hạt phấn dài/tròn) đã thu nhận kết quả phân li kiểu hình ở thế hệ F2 khác với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 theo quy luật phân li độc lập của Mendel, trong đó chia ra hai nhóm kiểu hình (nhóm kiểu hình giống bố mẹ chiếm ưu thế và nhóm kiểu hình khác bố mẹ chiếm phần nhỏ). Các nhà khoa học vào thời điểm đó đã không giải thích được cơ chế di truyền chi phối. Điều gì đã dẫn tới hiện tượng di truyền khác biệt này?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Điều dẫn tới hiện tượng di truyền khác biệt trên chính là do các gene quy định hai tính trạng trên không nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau như trong quy luật phân li độc lập của Mendel mà chúng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra hiện tượng hoán vị gene.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xét hai cặp tính trạng tương phản do hai gene nằm trên cùng một NST quy định. Hãy viết các kiểu gene có thể có cho cá thể dị hợp tử và vẽ sơ đồ NST thể hiện locus của các gene tương ứng cho mỗi kiểu gene.
Câu 2:
Bản đồ di truyền là gì? Hãy nêu ý nghĩa của việc lập bản đồ di truyền.
Câu 3:
Tiến hành lai ruồi giấm cái có kiểu gene dị hợp tử thân xám, mắt đỏ với ruồi đực đồng hợp tử lặn thân đen, mắt tím. Kết quả đời con có sự phân li kiểu hình như sau: 721 con thân xám, mắt đỏ : 751 con thân đen, mắt tím : 49 con thân xám, mắt tím : 45 con thân đen, mắt đỏ. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối hai gene quy định các tính trạng trên.
Câu 4:
Liên kết gene là gì? Trình bày cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gene.
Câu 5:
Hoán vị gene là gì? Hãy trình bày cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gene.
về câu hỏi!