Giải sgk Sinh học 12 KNTT Bài 14: Thực hành Quan sát một số dạng đột biến nhiễm sắc thể
35 người thi tuần này 4.6 215 lượt thi 1 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
BÁO CÁO THỰC HÀNH
QUAN SÁT MỘT SỐ DẠNG ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
1. Mục đích
- Thực hành, quan sát được đột biến NST trên tiêu bản cố định và tạm thời.
- Tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,...).
2. Kết quả và giải thích
Loài |
Hình ảnh quan sát được trên tiêu bản bình thường và tiêu bản đột biến |
Nhận xét rút ra khi so sánh với bộ NST bình thường |
Kết luận về dạng đột biến quan sát được |
Người |
![]() Bộ NST người nam bình thường ![]() Bộ NST người nam đột biến |
Bộ NST của người nam đột biến có thêm một chiếc nhiễm sắc thể ở cặp NST số 21. |
Đột biến số lượng NST dạng thể ba (2n + 1). |
Người |
![]() Bộ NST người bình thường ![]() Bộ NST người đột biến |
Bộ NST của người bị đột biến có một chiếc NST số 5 ngắn hơn bình thường. |
Đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn. |
…. |
|
|
|
3. Trả lời câu hỏi
a. Tại sao phần lớn các đột biến NST là có hại?
Đột biến NST thường làm mất gene, hỏng gene, làm mất cân bằng gene hoặc ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene nên thường gây hại cho thể đột biến.
b. Nếu tình cờ phát hiện một cây trồng có kích thước thân, lá và các cơ quan sinh dưỡng to hơn hẳn so với các cây bình thường cùng loài và biết chắc cây này là cây bị đột biến NST thì đó là loại đột biến gì? Làm thế nào có thể kiểm chứng được loại đột biến ở cây này đúng là loại đột biến NST mà em đề xuất?
- Đó là đột biến đa bội. Giải thích: Tế bào đa bội có hàm lượng DNA tăng theo bội số n, quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ nên thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng nhanh và chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường
- Cách kiểm chứng: Để kiểm chứng có thể làm tiêu bản nhiễm sắc thể của cây đó và so sánh với bộ nhiễm sắc thể bình thường của loài để so sánh số lượng. Nếu số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản của cây đó là bội số của bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài (lớn hơn 2n) thì đề xuất đưa ra là đúng.
43 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%