Giải sgk Sinh học 12 KNTT Bài 16: Tương tác giữa kiểu gen với môi trường và thành tựu chọn giống

36 người thi tuần này 4.6 240 lượt thi 7 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1091 người thi tuần này

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa

7.5 K lượt thi 58 câu hỏi
740 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)

13.5 K lượt thi 40 câu hỏi
499 người thi tuần này

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)

15.4 K lượt thi 50 câu hỏi
336 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

13.1 K lượt thi 40 câu hỏi
303 người thi tuần này

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)

10.4 K lượt thi 40 câu hỏi
276 người thi tuần này

30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án

1.6 K lượt thi 29 câu hỏi
244 người thi tuần này

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)

5.5 K lượt thi 40 câu hỏi
237 người thi tuần này

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

25.2 K lượt thi 30 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

Năng lực học tập của mỗi người là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gene (khả năng di truyền trí tuệ,…) và môi trường (ý thức học tập, chế độ dinh dưỡng,…).

Lời giải

- Phát biểu “Tính trạng được di truyền trực tiếp từ bố, mẹ cho các con” là sai.

- Giải thích: Bố mẹ không truyền cho con các kiểu hình có sẵn mà chỉ truyền cho con kiểu gene quy định mức phản ứng. Kiểu gene chỉ cung cấp thông tin tạo ra sản phẩm, nhưng sản phẩm có được tạo ra hay không, số lượng nhiều hay ít, chất lượng và số lượng có đảm bảo không còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường cụ thể. Điều đó lí giải tại sao có những đặc điểm con cái giống bố mẹ nhưng cũng có những đặc điểm con cái khác bố mẹ.

Lời giải

- Khái niệm mức phản ứng: Tập hợp các loại kiểu hình của cùng một kiểu gene được gọi là mức phản ứng của kiểu gene. 

- Ví dụ:

+ Tập hợp các màu sắc thân khác nhau của cùng một con tắc kè trong các điều kiện môi trường khác nhau.

+ Tập hợp các màu sắc hoa khác nhau của dòng hoa đỏ AA ở cây hoa anh thảo trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

+ Tập hợp các màu sắc hoa khác nhau của cùng một cây hoa cẩm tú cầu trong các điều kiện pH khác nhau.

+ Tập hợp số chiều cao, cân nặng của cùng một người trong các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau.

Lời giải

Một số giống vật nuôi, cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ở địa phương:

- Vật nuôi: Giống lợn siêu lạc được lai tạo và chọn lọc từ giống lợn Landrace của Đan Mạch; giống bò BBB được lai tạo từ giống bò thuần chủng của Bỉ với giống bò Shorthorn của Anh với ưu điểm vượt trội là khả năng tăng trưởng cơ bắp cao, trọng lượng cơ thể lớn; giống lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái và Đại Bạch có sức sống cao, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao; giống cá trê lai; giống cá chép lai;…

- Cây trồng: Giống lúa ST25 với khả năng chống chịu bệnh tốt, cho gạo hạt dài, thơm được tạo ra từ lai tạo và chọn lọc từ giống lúa đột biến CD20; giống Đài thơm 8 với ưu điểm không bị đổ, bông lúa to, năng suất cao, hạt gạo ngon được công ti Cổ phần giống cây trồng Miền Nam lai tạo; giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp lai tạo và chọn lọc từ giống cà chua Đài Loan; giống đậu tương AK02 được tạo ra bằng phương pháp lai tạo và chọn lọc từ giống đậu tương vàng Mường Khương; giống ngô lai LVN10, LVN4, LVN20; giống nhãn lồng; giống bưởi da xanh;…

Lời giải

- Bước 1: Phân tích tình huống có vấn đề:

+ Các tế bào soma trong cùng một cơ thể có cùng kiểu gene, vì vậy tế bào tạo lông thỏ ở đuôi, tai, đầu chi có cùng kiểu gene với các tế bào tạo lông bên trong cơ thể.

+ Ở cùng một cá thể thỏ, khi ở nhiệt độ 25 °C thì có sự phân hoá màu lông, nhiệt độ 30 °C thì tất cả đều màu trắng.

- Bước 2: Đưa ra giả thuyết:

 + Khi nhiệt độ môi trường tăng lên mức 30 °C, tất cả lông trên cơ thể đều có màu trắng. Vậy sự thay đổi nhiệt độ có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.

+ Câu hỏi nghiên cứu: Nhiệt độ thấp sẽ làm cho lông có màu đen (Nếu nhiệt độ hạ xuống thì lông sẽ chuyển sang màu đen).

- Bước 3: Bố trí thí nghiệm:

+ Thí nghiệm được thực hiện trên 1 cá thể thỏ.

+ Cho thỏ sống trong điều kiện 30 °C để toàn bộ lông thỏ có màu trắng. Cạo 2 phần lông ở phần thân của thỏ. Một phần để không và một phần buộc nước đá (được bọc trong lớp vải để đảm bảo hạ nhiệt độ nhưng không làm tổn thương da) vào chỗ da vừa mới cạo lông. Chờ đợi lông mọc lại và quan sát kết quả.

- Bước 4: Quan sát kết quả và đưa ra kết luận:

+ Nếu cả 2 phần buộc và không buộc nước đá đều mọc lông màu trắng hoặc màu đen thì giả thuyết chưa hợp lí.

+ Nếu chỗ không buộc nước đá mọc lên lông màu đen và chỗ buộc nước đá mọc lên lông màu trắng thì giả thuyết chưa hợp lí.

+ Nếu chỗ không buộc nước đá mọc lên lông màu trắng và chỗ buộc nước đá mọc lên lông màu đen thì giả thuyết được chấp nhận. Nếu tình huống này diễn ra, có thể cạo lớp lông màu đen vừa mới mọc và để bình thường, nếu lớp lông mọc lại đó là màu trắng thì giả thuyết được chứng minh.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

48 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%