Chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 5. Khái niệm, cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học có đáp án

43 người thi tuần này 4.6 222 lượt thi 8 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1091 người thi tuần này

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa

7.5 K lượt thi 58 câu hỏi
740 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)

13.5 K lượt thi 40 câu hỏi
499 người thi tuần này

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)

15.4 K lượt thi 50 câu hỏi
336 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

13.1 K lượt thi 40 câu hỏi
303 người thi tuần này

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)

10.4 K lượt thi 40 câu hỏi
276 người thi tuần này

30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án

1.6 K lượt thi 29 câu hỏi
244 người thi tuần này

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)

5.5 K lượt thi 40 câu hỏi
237 người thi tuần này

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

25.2 K lượt thi 30 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

Trả lời:

Để hạn chế sâu hại rau bắp cải (như hình dưới đây) mà không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường có thể sử dụng nhiều biện pháp như: sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại; chăm sóc cây trồng để tăng khả năng chống chịu sâu hại cho cây; lựa chọn thời gian gieo trồng hợp lí; lựa chọn giống cây trồng phù hợp; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học;…

Lời giải

Trả lời:

Khái niệm kiểm soát sinh học: Kiểm soát sinh học là biện pháp làm suy giảm kích thước quần thể, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn một quần thể sinh vật gây hại cho vật nuôi và cây trồng bởi kẻ thù tự nhiên của chúng (thiên địch) hay các sản phẩm sinh học, hoặc do tăng cường sức đề kháng của vật chủ.

Lời giải

Trả lời:

- Ưu điểm của kiểm soát sinh học:

+ Khống chế sâu bệnh gây hại cây trồng mà không gây ô nhiễm môi trường.

+ Không gây hại cho sức khỏe con người và các loài sinh vật khác.

+ Nguy cơ kháng thấp.

+ Đảm bảo chất lượng nông sản, không chứa dư lượng chất hóa học.

+ Phóng thích thiên địch cần ít thời gian và ít gây nguy hiểm cho người sản xuất.

- Hạn chế của kiểm soát sinh học:

+ Tác dụng chậm, khó có thể tiêu diệt được toàn bộ quần thể sâu hại.

+ Sử dụng, bảo vệ, duy trì và phát triển thiên địch rất khó.

+ Tốn chi phí cho nguồn nhân lực.

+ Khi sâu bệnh đã phát triển thành dịch biện pháp này không thể dập dịch.

Lời giải

Trả lời:

Những mối quan hệ giữa các loài sinh vật có thể được sử dụng trong kiểm soát sinh học là:

- Vật ăn thịt – con mồi: Trong mối quan hệ này, vật ăn thịt là loài giết chết và sử dụng loài khác làm thức ăn. Vật ăn thịt được sử dụng trong kiểm soát sinh học thường có khả năng sinh trưởng, sinh sản nhanh; tìm kiếm và khai thác tốt nguồn sống; khả năng sống sót qua thời kì có ít hoặc không có con mồi cao. Mối quan hệ tương tác giữa vật ăn thịt – con mồi góp phần duy trì cân bằng, sự ổn định của quần xã sinh vật.

- Vật kí sinh – vật chủ: Sinh vật kí sinh là những loài không sống độc lập mà tồn tại bằng cách chiếm chất dinh dưỡng của những sinh vật khác. Sinh vật kí sinh được sử dụng trong kiểm soát sinh học nhằm làm yếu hoặc gây chết vật chủ gây hại.

- Sinh vật đối kháng: Sinh vật đối kháng không làm hại vật nuôi, cây trồng mà có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại, giúp vật nuôi và cây trồng sinh trưởng, chống chịu tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Vi sinh vật đối kháng có thể sản sinh ra các chất kháng sinh, chất độc tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh hoặc cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với các vi sinh vật gây hại sống trong đất ở vùng rễ cây, giúp cây sinh trưởng khỏe, chống chịu bệnh tốt hơn. Sử dụng sinh vật đối kháng là giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất nông nghiệp theo lối độc canh.

Lời giải

Trả lời:

Cơ sở di truyền học của biện pháp kiểm soát sinh học:

- Đột biến gây bất dục - kĩ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT): SIT là hình thức kiểm soát côn trùng sử dụng bức xạ ion hóa để tiệt sinh (bất dục) con đực, sau đó thả con đực bất dục vào các khu vực canh tác (trồng trọt cây ăn quả), tại đây, chúng giao phối với côn trùng tự nhiên nhưng không sinh ra thế hệ con. Như vậy, SIT phá vỡ chu kì sinh sản của côn trùng gây hại hay còn được gọi là kiểm soát tự diệt.

- Các gene chống chịu: Công nghệ di truyền có thể giúp chuyển gene từ loài này sang loài khác, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng sâu, bệnh; kháng thuốc diệt cỏ tốt hơn; cho năng suất cao hơn.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

44 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%