Câu hỏi:
13/07/2024 758“Chỉ thị sinh thái” được sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường, đưa ra các tín hiệu cảnh báo về sự thay đổi của môi trường hoặc chẩn đoán nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường. Sinh vật chỉ thị là những cá thể, quần thể hay quần xã có khả năng thích ứng hoặc rất nhạy cảm với môi trường nhất định. Một số tiêu chí quan trọng để lựa chọn sinh vật chỉ thị bao gồm:
1. Vật chỉ thị phải dễ dàng theo dõi, thu mẫu, định loại.
2. Có tính nhạy cảm với sự thay đổi điều kiện môi trường.
3. Các loài có độ thích ứng hẹp thường là vật chỉ thị tốt hơn loài thích ứng rộng.
4. Khả năng phản ánh mức độ môi trường.
Hai nhà nghiên cứu dưới đây thảo luận về hiệu quả của việc sử dụng chim biển làm sinh vật chỉ thị cho hệ sinh thái ở một vùng biển.
Nhà nghiên cứu 1
Lựa chọn chim biển làm sinh vật chỉ thị là rất có giá trị vì chúng là loài săn mồi hàng đầu trong hệ sinh thái của chúng. Quần thể chim biển và tỉ lệ sinh sản của chúng được điều chỉnh bởi sự đa dạng phong phú của con mồi, do đó sẽ phản ánh những thay đổi do môi trường gây ra ảnh hưởng tới số lượng con mồi. Chẳng hạn như sự giảm số lượng con mồi, sẽ dẫn tới sự giảm nhanh chóng số lượng chim biển, do chuỗi thức ăn này thường ngắn. Tương tự như vậy, một số loài cá nhỏ là loài quan trọng trong hệ sinh thái, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ sinh thái. Các loài chim biển ăn chủ yếu những loài cá này, góp phần tạo nên những chỉ số tốt cho hệ sinh thái nói chung.
Các thông số có thể dễ dàng theo dõi ở loài chim biển là quy mô quần thể, thời gian của các chuyến đi kiếm ăn, những thay đổi về khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trưởng của con cái. Nhìn chung, chim biển là sinh vật chỉ thị hiệu quả về chi phí, hữu ích và có ý nghĩa đối với những thay đổi môi trường trong hệ sinh thái đại dương.
Nhà nghiên cứu 2
Loài chim biển không thích hợp để sử dụng làm sinh vật chỉ thị môi trường ở vùng biển. Trước hết, không phải tất cả các hệ sinh thái biển đều tuân theo chuỗi thức ăn từ trên xuống. Một số lưới thức ăn ở biển rất năng động và có thể xen kẽ từ dưới lên, hoặc từ trên xuống. Ngoài ra, sự thay đổi số lượng chim biển do khan hiếm thức ăn có độ trễ vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Do đó, loài chim biển này không thích hợp làm vật chỉ thị cho hệ sinh thái vùng biển.
Nói chung, ảnh hưởng của thay đổi môi trường đối với quần thể chim biển phải mất rất nhiều năm mới có thể quan sát một cách rõ ràng. Nhưng cũng không thể phân biệt chính xác nguyên nhân gây nên những sự thay đổi đó, là từ môi trường hay từ các tác động vật lí, hóa học trong quá trình theo dõi chúng của con người.
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
quy mô quần thể, tốc độ sinh trưởng, thời gian kiếm ăn, tỉ lệ sinh sản/ tử vong
Theo nhà nghiên cứu 1, yếu tố _______ không thể theo dõi một cách dễ dàng ở loài chim biển.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Theo nhà nghiên cứu 1, yếu tố tỉ lệ sinh sản/tử vong không thể theo dõi một cách dễ dàng ở loài chim biển.
Giải thích
Theo đoạn thông tin: “...Các thông số có thể dễ dàng theo dõi ở loài chim biển là quy mô quần thể, thời gian của các chuyến đi kiếm ăn, những thay đổi về khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trưởng của con cái.”
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Cá mòi có rất nhiều ở vịnh Chiriqui và sự hiện diện của chúng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái của vịnh. Chim bói cá chủ yếu ăn cá mòi. Sự suy giảm số lượng của chím bói cá làm các nhà khoa học lo ngại vấn đề môi trường của vịnh Chiriqui. Lo ngại này có phù hợp quan điểm của nhà nghiên cứu 1 không?
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Theo đoạn thông tin: “...Quần thể chim biển và tỉ lệ sinh sản của chúng được điều chỉnh bởi sự đa dạng phong phú của con mồi, do đó sẽ phản ánh những thay đổi do môi trường gây ra ảnh hưởng tới số lượng con mồi.”
Chọn D
Câu 3:
Một nghiên cứu cho thấy rằng trong vòng hai tháng sau khi xảy ra sự cố tràn dầu ở vịnh, số lượng cá nhỏ tìm thấy trong nước đã giảm đáng kể và số lượng chim biển trong khu vực cũng giảm mạnh. Nhà nghiên cứu nào rất có thể sẽ sử dụng nghiên cứu này để hỗ trợ cho quan điểm của mình?
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Nhà nghiên cứu 1 cho rằng sự thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến số lượng con mồi (cá) sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng của loài săn mồi (chim biển). Như vậy nghiên cứu về sự cố tràn dầu này sẽ ủng hộ quan điểm của nhà nghiên cứu 1.
Chọn A
Câu 4:
Biểu đồ nào sau đây phù hợp với quan điểm của nhà nghiên cứu 1 về mối quan hệ giữa số lượng con mồi với quần thể chim biển?
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Nhà nghiên cứu 1 cho rằng số lượng con mồi và chim biển phụ thuộc vào nhau, số lượng con mồi tăng, thì số lượng chim biển tăng và ngược lại, số lượng con mồi giảm thì số lượng chim biển giảm.
Chọn A
Câu 5:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Nhà nghiên cứu 2 cho rằng việc sử dụng chim biển làm sinh vật chỉ thị là tốn kém nhiều về mặt chi phí.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
B. Sai
Giải thích
Nhà nghiên cứu 2 không đề cập đến chi phí khi sử dụng chim biển làm sinh vật chỉ thị. Còn nhà nghiên cứu 1 cho rằng việc sử dụng chim biển làm sinh vật chỉ thị là phù hợp về nhu cầu chi phí.
Câu 6:
Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cây đước là một loài thực vật ngập mặn, phát triển tốt trong môi trường rừng ngập mặn nên được chọn làm sinh vật chỉ thị cho môi trường ngập mặn. Ngược lại, cây cỏ hôi có độ rộng nồng độ muối lớn thì không có khả năng làm chỉ thị cho môi trường ngập mặn. Ví dụ này tương ứng với chỉ tiêu số (1) _______ trong việc chọn lựa sinh vật chỉ thị.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cây đước là một loài thực vật ngập mặn, phát triển tốt trong môi trường rừng ngập mặn nên được chọn làm sinh vật chỉ thị cho môi trường ngập mặn. Ngược lại, cây cỏ hôi có độ rộng nồng độ muối lớn thì không có khả năng làm chỉ thị cho môi trường ngập mặn. Ví dụ này tương ứng với chỉ tiêu số (1) __ 3 __ trong việc chọn lựa sinh vật chỉ thị.
Giải thích
Chỉ tiêu số 3 là: “Các loài có độ thích ứng hẹp thường là vật chỉ thị tốt hơn loài thích ứng rộng.” Độ thích ứng ở đây là khả năng phát triển trong điều kiện nồng độ muối cao.
Câu 7:
Quan điểm của nhà nghiên cứu nào cho rằng việc xử lý thông tin thu thập từ loài chim biển không thể chắc chắn hoàn toàn chính xác và hợp lệ?
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Theo đoạn thông tin: “...Nhưng cũng không thể phân biệt chính xác nguyên nhân gây nên những sự thay đổi đó, là từ môi trường hay từ các tác động vật lí, hóa học trong quá trình theo dõi chúng của con người.”
Chọn C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Định luật Newton II cho biết: “Gia tốc của một vật có cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật”.
Ở thời điểm ban đầu, một chất điểm có khối lượng m = 1kg có vận tốc v0 = 20 m/s. Chất điểm chịu lực cản \({F_C} = - rv\) với r = ln2 và v là vận tốc của chất điểm tính bằng m/s. Sau 3s, chất điểm đạt vận tốc là
Câu 2:
Hãy điền một cụm từ không quá ba tiếng vào chỗ trống để hoàn thành nhận định sau:
Từ nền tảng ChatGPT đã được phát triển trước đó, một nhóm khởi nghiệp đã nghiên cứu và tìm ra phương thức giao tới với AI miễn phí thông qua (1) ________.
Câu 3:
Câu 4:
Phần tư duy đọc hiểu
Câu 5:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Phương trình sản xuất BD được mô tả như sau:
Dầu đậu nành + FAMES methanol
Câu 6:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Dựa trên thông tin trong Bảng 1 và Bảng 2, có thể kết luận rằng Mẫu nước thải 1 chứa 2 ion kim loại là Co2+ và Cd2+.
về câu hỏi!