Câu hỏi:
01/07/2024 623Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 33 - câu 39:
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Hợp kim kẽm được ứng dụng trong sản xuất tiền xu vì chứa hàm lượng kẽm rất cao. Khi cho dòng điện chạy qua kẽm trong dung dịch bạc nitrat, đồng sunfat hoặc vàng kali xyanua thì kim loại quý tương ứng sẽ bao phủ lên bề mặt của kẽm. Để mạ bạc cho đồng xu, người ta sử dụng dung dịch bạc nitrat (AgNO3), mạ đồng với dung dịch với đồng sunfat (CuSO4) và mạ vàng với dung dịch KAu(CN)2.
Một nhà hoá học thực hiện thí nghiệm mạ kim loại quý như sau:
Thí nghiệm 1:
Nhà hoá học đã thu được 4 mẫu hợp kim kẽm có hàm lượng kẽm cao như trong đồng xu. Tất cả các mẫu này đều có hình tròn, bán kính 1 cm và có cùng độ dày. Khối lượng của mỗi đồng xu đã được ghi lại. Mỗi đồng xu được nối qua pin tới một dải kim loại bạc hoặc đồng nguyên chất. Những đồng xu nối với bạc được đặt trong axit nitric loãng và những đồng xu nối với đồng được đặt trong axit sunfuric loãng. Dòng điện sử dụng trong thí nghiệm này là 1 000 mA hoặc 2 000 mA với thời gian mạ điện là 30 phút. Sau 30 phút, đồng xu được lấy ra khỏi dung dịch và sự tăng khối lượng trên mẫu hợp kim được cân lại bằng mg. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong Bảng 1:
Thí nghiệm 2:
Nhà hoá học đã hoà tan hoàn toàn lượng bạc nguyên chất bằng nhau trong 4 cốc axit nitric. Sau đó ông đặt các mẫu kẽm giống như đồng xu tương vào các cốc thuỷ tinh trong những khoảng thời gian khác nhau tính bằng phút. Bề mặt đồng xu đã phát triển một lớp phủ kim loại màu bạc mà không sử dụng bất kỳ dòng điện nào. Nồng độ lớp bạc phủ trên đồng xu và kẽm nitrat trong dung dịch xung quanh được xác định theo phần tỷ (ppb) và ghi trong Bảng 2:
Những nhận định sau là đúng hay sai?
PHÁT BIỂU |
ĐÚNG |
SAI |
Mục đích thực hiện Thí nghiệm 1 và Thí nghiệm 2 giống nhau. |
||
Việc so sánh kết quả của các mẫu đồng xu II và IV để ủng hộ giả thuyết: Kẽm được mạ nhiều hơn khi được tiếp xúc với dung dịch bạc nitrat so với dung dịch đồng sunfat. |
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
PHÁT BIỂU |
ĐÚNG |
SAI |
Mục đích thực hiện Thí nghiệm 1 và Thí nghiệm 2 giống nhau. |
X | |
Việc so sánh kết quả của các mẫu đồng xu II và IV để ủng hộ giả thuyết: Kẽm được mạ nhiều hơn khi được tiếp xúc với dung dịch bạc nitrat so với dung dịch đồng sunfat. |
X |
Phương pháp giải
Đọc cách thực hiện Thí nghiệm 1 cũng như quan sát kết quả trong bảng 1 để rút ra nhận xét.
Lời giải
- Nhận định: “Mục đích thực hiện Thí nghiệm 1 và Thí nghiệm 2 giống nhau” là SAI, vì quy trình thực hiện Thí nghiệm 1 và Thí nghiệm 2 là khác nhau. Thí nghiệm 1 có mục đích là khảo sát sự ảnh hưởng của dung dịch mạ và cường độ dòng điện tới quá trình mạ kim loại quý lên trên mẫu đồng xu, còn Thí nghiệm 2 khảo sát thời gian thực hiện quá trình mạ và diện tích tiếp xúc của đồng xu ảnh hưởng như thế nào tới kết quả cuối cùng.
- Nhận định: "Việc so sánh kết quả của các mẫu đồng xu III và IV để ủng hộ giả thuyết rằng cường độ dòng điện tăng thì khối lượng bạc mạ lên kẽm giảm." là SAI, vì cường độ dòng điện tăng thì khối lượng bạc được mạ lên kẽm tăng.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Việc so sánh kết quả của các mẫu đồng xu II và IV ủng hộ giả thuyết rằng kẽm được mạ nhiều hơn khi tiếp xúc với
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
So sánh các điều kiện thực hiện mạ đồng xu II và IV và kết quả thu được để chọn đáp án đúng.
Lời giải
Ta thấy đồng xu II và IV khác nhau về dung dịch mạ. Đồng xu II được nhúng vào dung dịch AgNO3 và có độ tăng khối lượng lớn hơn so với đồng xu IV được nhúng vào dung dịch CuSO4 và có độ tăng khôi lượng ít hơn. Như vậy kẽm được mạ nhiều hơn khi tiếp xúc với dung dịch AgNO3 so với dung dịch CuSO4.
Chọn C
Câu 3:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Thông qua Thí nghiệm 1 và Thí nghiệm 2, từ khối lượng kim loại phủ lên đồng xu hợp kim kẽm ta thấy việc có _______ chạy qua đồng xu là cần thiết trong quá trình mạ.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án: "dòng điện"
Phương pháp giải
Đọc các thông tin trong đề bài, dựa vào những từ ngữ trong nhận định cần hoàn thiện để điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải
từ cần điền là "dòng điện".
Câu 4:
Kéo thả đáp án thích hợp vào chỗ trống
tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, đồng, bạc
Thông qua Thí nghiệm 1, ta thấy cường độ dòng điện và khối lượng kim loại bao phủ lên bề mặt đồng xu _______ với nhau. Quá trình mạ kim loại _______ lên bề mặt đồng xu xảy ra dễ dàng hơn so với quá trình mạ kim loại _______ lên bề mặt đồng xu.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Thông qua Thí nghiệm 1, ta thấy cường độ dòng điện và khối lượng kim loại bao phủ lên bề mặt đồng xu tỉ lệ thuận với nhau. Quá trình mạ kim loại bạc lên bề mặt đồng xu xảy ra dễ dàng hơn so với quá trình mạ kim loại đồng lên bề mặt đồng xu.
Phương pháp giải
Quan sát bảng 1 để đưa ra nhận xét.
Lời giải
Thông qua Thí nghiệm 1, ta thấy cường độ dòng điện và khối lượng kim loại bao phủ lên bề mặt đồng xu tỉ lệ thuận với nhau. Quá trình mạ kim loại bạc lên bề mặt đồng xu xảy ra dễ dàng hơn so với quá trình mạ kim loại đồng lên bề mặt đồng xu.
Câu 5:
Nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Thí nghiệm 1 và 2 không nghiên cứu quá trình mạ kim loại vàng lên đồng xu kẽm.
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Dựa vào quy trình thực hiện thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.
Lời giải
Trong thí nghiệm 1 và 2 không khảo sát quá trình mạ kim loại vàng lên đồng xu. Thí nghiệm 1 khảo sát quá trình mạ kim loại bạc và đồng, thí nghiệm 2 khảo sát quá trình mạ kim loại bạc lên mẫu đồng xu.
Chọn A
Câu 6:
Trong thí nghiệm 1, nếu nhà khoa học đưa dòng điện 1 580 mA vào một đồng xu hợp kim kẽm bán kính 1 cm trong dung dịch đồng sunfat thì sau 30 phút sẽ mạ được khoảng bao nhiêu đồng?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Theo kết quả trong Bảng 1, khối lượng kim loại mạ lên đồng xu sẽ tăng theo cường độ dòng điện sử dụng. Vậy khối lượng Cu mạ lên đồng Cu tại 1 580 mA sẽ lớn hơn khối lượng Cu mạ được tại cường độ dòng điện 1 000 mA và nhỏ hơn khối lượng Cu mạ được tại 2 000 mA.
Lời giải
Kết quả phù hợp là 1,9 mg.
Chọn C
Câu 7:
Nếu nhà hoá học lặp lại thí nghiệm 1 nhưng nén từng mẫu đồng xu thành bán kính 0,5 cm để giảm đi diện tích tiếp xúc với dung dịch xung quanh thì khối lượng kim loại quý được mạ lên đồng xu có khả năng bị ảnh hưởng như nào?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Giảm diện tích tiếp xúc sẽ làm giảm lượng kim loại bám lên trên đồng xu.
Lời giải
Khối lượng kim loại bám lên trên đồng xu sẽ giảm nếu bán kính đồng xu giảm do giảm diện tích tiếp xúc.
Chọn A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, người kể chuyện là tía của An.
Đúng hay sai?
Câu 3:
Ở động vật, quá trình nào giúp chuyển hóa năng lượng từ glucose thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống?
Câu 4:
Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống
Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng để chống nhiễm trùng do _______
Câu 6:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!