Câu hỏi:
11/07/2024 184Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài và tiết diện của đoạn dây dẫn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài:
- Đo điện trở của các dây dẫn có chiều dài nhưng có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
- Mắc sơ đồ như hình vẽ:
- Xác định và ghi các giá trị I1 và R1 đối với các dây dẫn vào bảng dưới đây:
Thí nghiệm được tiến hành trong các lần đo với cùng một hiệu điện thế
Kết quả đo Lần thí nghiệm |
Cường độ dòng điện (A) |
Điện trở dây dẫn |
Với dây dẫn dài l |
I1 = |
R1 = |
Với dây dẫn dài 2l |
I2 = |
R2 = |
Với dây dẫn dài 3l |
I3 = |
R3 = |
- Nhận xét: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.
* Phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn:
- Đo điện trở của các dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, có cùng chiều dài , và tiết diện S nhưng chập sát chúng vào nhau để có thể coi thành 1 dây dẫn có các tiết diện S, 2S, 3S.
- Mắc mạch như sơ đồ dưới đây:
- Đóng công tắc, đọc và ghi các giá trị đo được vào bảng dưới đây, từ đó tính giá trị điện trở R1 của dây dẫn này.
- Thay dây dẫn tiết diện S trong mạch điện bằng dây dẫn có tiết diện 2S, 3S (có cùng chiều dài, được làm từ cùng vật liệu và có đường kính tiết diện là d2, d3). Làm tương tự như trên để xác định và ghi giá trị điện trở R2, R3 của dây dẫn thứ hai này vào bảng.
Thí nghiệm được tiến hành trong các lần đo với cùng một hiệu điện thế
Kết quả đo Lần thí nghiệm |
Cường độ dòng điện (A) |
Điện trở dây dẫn |
Với dây dẫn tiết diện S |
I1 = |
R1 = |
Với dây dẫn tiết diện 2S |
I2 = |
R2 = |
Với dây dẫn tiết diện 3S |
I3 = |
R3 = |
Nhận xét: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tính chiều dài của đoạn dây đồng có đường kính tiết diện 0,5 mm, điện trở 20 ở nhiệt độ 20 °C.
Câu 2:
Tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn x lớn gấp 2 lần đoạn dây dẫn y. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn x là Ux = 1,2 V thì cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn y một hiệu điện thế Uy bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong hai đoạn dây dẫn là như nhau.
Câu 3:
Để làm giảm khả năng cản trở dòng điện của dây dẫn điện dùng trong gia đình.
a. Nên chọn dây dẫn nhôm hay dây dẫn đồng? Vì sao?
b. Với cùng một loại dây, nên chọn dây có tiết diện nhỏ hay lớn? Vì sao?
Câu 4:
Dựa vào bảng 7.2, tính điện trở của đoạn dây nichrome dài 0,5 m và có tiết diện 1 mm2.
Câu 5:
Cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây dẫn lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện khi hiệu điện thế là 1,2 V?
Câu 6:
Hình 7.4a là một biến trở được sử dụng trong các thiết bị điện gia đình. Khi xoay trục điều khiển sẽ thay đổi được chiều dài của đoạn dây dẫn (đường chạy) có dòng điện chạy qua, nhờ đó thay đổi được điện trở của biến trở. Giả sử chiếc đèn ở hình 7.1 sử dụng biến trở trên và được mắc như hình 7.4 c. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn và trả lời câu hỏi ở đầu bài học.
Câu 7:
Dựa vào độ sáng của đèn, em hãy:
a. So sánh cường độ dòng điện trong mạch khi dùng R1 và khi dùng R2.
b. Chứng tỏ các đoạn dây dẫn khác nhau có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.
về câu hỏi!