Câu hỏi:
05/07/2024 481Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 21- câu 27:
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
Ở các loài thú, có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn tạp (vừa ăn thực vật, vừa ăn động vật). Cho dù là sử dụng nguồn thức ăn nào thì cấu tạo của cơ quan tiêu hóa đều phù hợp với nguồn thức ăn để tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa.
Động vật ăn thịt: Đối với động vật ăn thịt, thức ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho nên cấu tạo cơ quan tiêu hóa có những đặc điểm đặc trưng: Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm, răng cửa lấy thịt ra khỏi xương, răng nanh cắm vào con mồi và giữ mồi, răng ăn thịt rất phát triển, có chức năng xé thịt thành những miếng nhỏ, răng hàm kém phát triển; khớp hàm và cơ thái dương lớn tạo ra chuyển động lên xuống, giúp ngậm miệng giữ chặt con mồi. Ống tiêu hóa nhỏ, ngắn, dạ dày đơn có khả năng co giãn lớn, manh tràng kém phát triển.
Động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai): Thức ăn là thực vật, dễ kiếm, nhưng nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa thì cơ quan tiêu hóa có đặc điểm: Ăn nhanh và nhiều. Răng thích hợp với giật cỏ và nghiền thức ăn: Hàm trên có tấm sừng thay cho răng cửa và răng nanh. Hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau, có tác dụng tì cỏ vào tấm sừng hàm trên, có khoảng trống không răng tạo điều kiện cho chuyển động của cỏ. Răng trước hàm và răng hàm có các gờ xi măng nổi trên bề mặt, làm tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn. Khớp hàm, cơ cắn và cơ bướm giữa phát triển làm cho hàm chuyển động sang hai bên có tác dụng trong nhai, nghiền cỏ. Dạ dày 4 túi (Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế). Dạ cỏ có chứa hệ vi sinh vật phân giải xenlulô và chuyển hóa thành protein. Ruột rất dài, manh tràng phát triển và cũng có hệ vi sinh vật cộng sinh.
Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn (ngựa, thỏ ... ): Mặc dù không chuyên hóa cao như động vật nhai lại nhưng chúng vẫn có những đặc điểm thuận lợi cho việc tiêu hóa xenlulôzơ, đó là: Dạ dày có kích thước lớn, ở giữa có eo thắt, chia dạ dày làm hai ngăn, ngăn phía trên (giáp với thực quản) không có dịch vị, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải xenlulô hoạt động. Ruột dài, manh tràng phát triển. Khi ăn, chúng thường nhai kĩ hơn trâu bò. Một số loài như thỏ, do hiệu quả tiêu hóa không cao nên chúng có tập tính tiêu hóa lại, thức ăn sau khi đi qua ống tiêu hóa, tiếp tục được ăn trở lại và tiêu hóa thêm một lần nữa.
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Nhận định nào dưới đây đúng hay sai?
Các loài sử dụng nguồn thức ăn khác nhau nhưng cấu tạo cơ quan tiêu hóa đều giống nhau.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp giải
Đọc kĩ thông tin bài đọc.
Lời giải
Các loài sử dụng nguồn thức ăn khác nhau thì cấu tạo của cơ quan tiêu hóa khác nhau để phù hợp với nguồn thức ăn để tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa.
Đáp án: Sai
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Loài động vật nào dưới đây có răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm và dạ dày đơn?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Đọc kĩ thông tin bài đọc.
Lời giải
Động vật ăn thịt: Đối với động vật ăn thịt, thức ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho nên cấu tạo cơ quan tiêu hóa có những đặc điểm đặc trưng: Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm, Ống tiêu hóa nhỏ, ngắn, dạ dày đơn có khả năng co giãn lớn, manh tràng kém phát triển.
Trong các động vật trên thì sư tử là động vật ăn thịt; trâu và hươu là động vật nhai lại; thỏ là động vật ăn thực vật có dạ dày đơn.
Đáp án: B
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Đọc kĩ thông tin bài đọc.
Lời giải
Động vật ăn thịt: Đối với động vật ăn thịt, thức ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho nên cấu tạo cơ quan tiêu hóa có những đặc điểm đặc trưng: Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm, răng cửa lấy thịt ra khỏi xương, răng nanh cắm vào con mồi và giữ mồi, răng ăn thịt rất phát triển, có chức năng xé thịt thành những miếng nhỏ, răng hàm kém phát triển.
Đáp án: C
Câu 4:
Chọn các đáp án chính xác
Những động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Đọc kĩ thông tin bài đọc.
Lời giải
- Báo đốm là động vật ăn thịt có dạ dày đơn.
- Trâu, bò, nai là động vật nhai lại có dạ dày 4 túi.
- Ngựa là động vật ăn thực vật có dạ dày đơn.
Đáp án: Báo đốm, ngựa.
Chọn C, D
Câu 5:
dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế
Ở thực vật nhai lại, hệ vi sinh vật phân giải xenlulozo và chuyển hóa thành protein nằm ở _______ trong dạ dày 4 túi.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Ở thực vật nhai lại, hệ vi sinh vật phân giải xenlulozo và chuyển hóa thành protein nằm ở dạ cỏ trong dạ dày 4 túi.
Phương pháp giải
Đọc kĩ thông tin bài đọc.
Lời giải
Dạ dày 4 túi (Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế).
Dạ cỏ có chứa hệ vi sinh vật phân giải xenlulozo và chuyển hóa thành protein.
Đáp án: Dạ cỏ
Câu 6:
Điều gì giúp động vật nhai lại nghiền nát thức ăn?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Đọc kĩ thông tin bài đọc.
Lời giải
Hàm trên có tấm sừng thay cho răng cửa và răng nanh. Hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau, có tác dụng tì cỏ vào tấm sừng hàm trên, có khoảng trống không răng tạo điều kiện .cho chuyển động của cỏ. Răng trước hàm và răng hàm có các gờ xi măng nổi trên bề mặt, làm tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn.
Đáp án: D
Câu 7:
Điểm giống nhau của cơ quan tiêu hóa ở nai và thỏ?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Đọc kĩ thông tin bài đọc.
Lời giải
Điểm giống nhau của cơ quan tiêu hóa ở nai (động vật nhai lại) và thỏ (động vật ăn thực vật có dạ dày đơn) là trong dạ dày đều có hệ sinh vật cộng sinh phát triển phân giải xenlulozo.
Đáp án: C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần tư duy đọc hiểu
Một cuộc nghiên cứu về tinh tinh miền tây ở châu Phi đã hé lộ rằng chúng khôn khéo sử dụng chiến thuật quân sự cổ xưa của con người để tránh xa các cuộc _______ đầy nguy hiểm. Thay vì thụ động, chúng đặt mình ở vị trí cao để cảm nhận và đánh giá tình hình xung quanh, một chiến thuật mà con người từng sử dụng trong _______ cổ đại.
Câu 2:
Nội dung có thể suy ra từ truyện ngắn trên là:
(chọn nhiều đáp án)
Câu 3:
Cho hình vẽ về bó cơ của chân. Lực ở gân Achilles bằng bao nhiều nếu người chơi chỉ đứng bằng một chân? Coi tất cả các xương bàn chân là một khối cứng (hình B). Bỏ qua trọng lượng của xương bàn chân và g = 9,81m/s2
Câu 4:
Cơ chế điều hòa mức độ xoắn của NST là cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân thực ở cấp độ nào?
Câu 5:
Cho phản ứng: 2NOCl(g) → 2NO(g) + Cl2(g) . Năng lượng hoạt hóa của phản ứng này là 100 kJ/mol. Ở 350K, hằng số tốc độ của phản ứng là 8.10−6 L/(mol.s). Hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng này ở 400K là
Câu 6:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
Khi sóng điện từ gặp anten _______ thì nó sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng biến thiên với cùng ______ với sóng.
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!