Câu hỏi:

05/07/2024 507

Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 35- câu 40:

NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA CỦA MỘT PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Năng lượng hoạt hóa (Ea) là năng lượng tối thiểu mà các chất phản ứng cần có để một phản ứng hóa học có thể xảy ra.

Để phản ứng hóa học xảy ra thì các phân tử các chất phản ứng phải va chạm vào nhau. Nhưng không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, mà chỉ những va chạm có hiệu quả mới gây ra phản ứng. Các va chạm có hiệu quả thường xảy ra giữa các phân tử có năng lượng đủ lớn (phân tử hoạt động). đó là năng lượng dư so với năng lượng trung bình của tất cả các phân tử.

Năng lượng hoạt hóa càng lớn, số phân tử hoạt động càng ít, số va chạm có hiệu quả càng nhỏ, dẫn đến tốc độ phản ứn càng nhỏ và ngược lại, năng lượng hoạt hóa càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng lớn.

Mối liên hệ giữa nhiệt độ, năng lượng hoạt hóa với hằng số tốc độ phản ứng được biểu thị trong phương trình kinh nghiệm Arrhenius (A-re-ni-ut):

\(k = A.{e^{\frac{{{E_a}}}{{RT}}}}\)

Trong đó:

A là hằng số đặc trưng cho mỗi phản ứng

e = 2,7183

R là hằng số khí lí tưởng (R = 8,314 J/mol.K)

T là nhiệt độ (theo thang Kelvin)

Ea là năng lượng hoạt hóa, đơn vị J/mol

Tại nhiệt độ T1 và T2 tương ứng với hằng số tốc độ  và  , phương trình Arrhenius được viết như sau: \(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}.\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right)\)

Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Chất xúc tác không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Cho phản ứng: 2NOCl(g) → 2NO(g) + Cl2(g) . Năng lượng hoạt hóa của phản ứng này là 100 kJ/mol. Ở 350K, hằng số tốc độ của phản ứng là 8.10−6 L/(mol.s). Hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng này ở 400K là

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phương pháp giải

Áp dụng phương trình Arrhenius.

Lời giải

Gọi hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng này tại 400K là x.

Theo phương trình Arrhenius:

\(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}.\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right) \Rightarrow \ln \frac{x}{{350}} = \frac{{{{100.10}^3}}}{{8,314}}.\left( {\frac{1}{{350}} - \frac{1}{{400}}} \right) \Rightarrow x = 5,{87.10^{ - 4}}L/({\rm{mol}}{\rm{.}}s)\)

Chọn A

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Trong những nhận định sau, nhận định nào là nhận định chính xác?

Phát biểu

ĐÚNG

SAI

Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều là va chạm có hiệu quả.

   

Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều xảy ra phản ứng hóa học.

   

Năng lượng hoạt hóa của một phản ứng hóa học càng lớn thì phản ứng hóa học đó càng dễ xảy ra.

   

Khi Ea càng lớn thì k càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng nhỏ.

   

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Phát biểu

ĐÚNG

SAI

Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều là va chạm có hiệu quả.

  X

Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều xảy ra phản ứng hóa học.

  X

Năng lượng hoạt hóa của một phản ứng hóa học càng lớn thì phản ứng hóa học đó càng dễ xảy ra.

  X

Khi Ea càng lớn thì k càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng nhỏ.

X  

Phương pháp giải

Dựa vào thông tin về sự va chạm của các phân tử.

Lời giải

- Nhận định “Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều là va chạm có hiệu quả” là SAI vì theo như bài đọc, không phải tất cả các va chạm của các phân tử hóa học là va chamj có hiệu quả.

- Nhận định “Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều xảy ra phản ứng hóa học” là SAI, vì phải là những va chạm có hiệu quả thì mới có phản ứng hóa học xảy ra.

- Nhận định “Năng lượng hoạt hóa của một phản ứng hóa học càng lớn thì phản ứng hóa học đó càng dễ xảy ra” là SAI. Năng lượng hoạt hóa của một phản ứng hóa học càng lớn thì phản ứng đó càng khó xảy ra.

- Nhận định “Khi Ea càng lớn thì k càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng nhỏ” là ĐÚNG. Dựa vào phương trình kinh nghiệm Arrhenius có thể nhận thấy điều này.

Câu 3:

Kéo thả đáp án thích hợp vào chỗ trống:

Cl, O3, ClO, O2

Sự suy giảm tầng ozone và lỗ thủng tầng ozone (O3) đã gây ra mối lo ngại về việc gia tăng nguy cơ ung thư da, cháy nắng, mù mắt và đục thủy tinh thể,… Tầng ozone hấp thụ hầu hết các tia cực tím (UV) có hại cho sự sống trên Trái Đất. Các phân tử ozone có thể bị phá hủy theo hai giai đoạn:

Cl + O3 → ClO + O2 và ClO + O3 → Cl + 2O2

Chất xúc tác trong quá trình này là _______.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Chất xúc tác trong quá trình này là Cl.

Phương pháp giải

Thông tin về chất xúc tác: Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Chất xúc tác không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Lời giải

Chất xúc tác không bị biến đổi sau phản ứng nên Cl là chất xúc tác.

Câu 4:

Thực nghiệm cho biết phản ứng 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g) ở 45oC có hằng số tốc độ phản ứng là 8,17.10−3s−1; Ea = 103,5 kJ/mol. Hằng số tốc độ phản ứng tại 65oC là

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Phương pháp giải

Đổi nhiệt độ thành độ K.

Lời giải

Gọi hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng này tại 400K là x.

Theo phương trình Arrhenius:

\(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}.\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right) \Rightarrow \ln \frac{x}{{8,{{17.10}^{ - 3}}}} = \frac{{103,{{5.10}^3}}}{{8,314}}.\left( {\frac{1}{{45 + 273}} - \frac{1}{{65 + 273}}} \right) \Rightarrow x = 0,083\)

 Chọn B

Câu 5:

Một phản ứng đơn giản xảy ra ở nhiệt độ 100oC, trong điều kiện có xúc tác và không có xúc tác, năng lượng hoạt hóa của phản ứng lần lượt là: Ea1 = 25 kJ/molEa2 = 50 kJ/mol. Nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Khi năng lượng hoạt hóa giảm từ 50 kJ/mol về 25 kJ/mol, tốc độ phản ứng tăng 2050 lần.

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Phương pháp giải

Áp dụng phương trình Arrhenius.

Lời giải

Phương trình Arrhenius trong 2 điều kiện là:

\({k_1} = A \times {e^{\frac{{{E_{a1}}}}{{RT}}}}\)

\({k_2} = A \times {e^{\frac{{{E_{a2}}}}{{RT}}}}\)

\( \Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = {e^{\frac{{{E_{a2}} - {E_{a1}}}}{{RT}}}} = {e^{\frac{{(50 - 25){{.10}^3}}}{{8,314.373}}}} = 3170,4\)

Vậy khi năng lượng hoạt hóa giảm từ 50 kJ/mol về 25 kJ/mol, tốc độ phản ứng tăng lên 3170,4 lần.

 Chọn B

Câu 6:

Chọn nhận định sai trong những nhận định dưới đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Phương pháp giải

Dựa vào thông tin đã cho trong đầu bài.

Lời giải

Đáp án sai là đáp án C. Tăng nhiệt độ không làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

 Chọn C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phần tư duy đọc hiểu

Từ thông tin của bài đọc, hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí
 
tấn công, phạm vi, lãnh thổ, đụng độ, quân sự

Một cuộc nghiên cứu về tinh tinh miền tây ở châu Phi đã hé lộ rằng chúng khôn khéo sử dụng chiến thuật quân sự cổ xưa của con người để tránh xa các cuộc _______ đầy nguy hiểm. Thay vì thụ động, chúng đặt mình ở vị trí cao để cảm nhận và đánh giá tình hình xung quanh, một chiến thuật mà con người từng sử dụng trong _______ cổ đại.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,157

Câu 2:

Nội dung có thể suy ra từ truyện ngắn trên là:

(chọn nhiều đáp án)

Xem đáp án » 05/07/2024 1,104

Câu 3:

Cho hình vẽ về bó cơ của chân. Lực ở gân Achilles bằng bao nhiều nếu người chơi chỉ đứng bằng một chân? Coi tất cả các xương bàn chân là một khối cứng (hình B). Bỏ qua trọng lượng của xương bàn chân và g = 9,81m/s2

Cho hình vẽ về bó cơ của chân. Lực ở gân Achilles bằng bao nhiều nếu người chơi chỉ đứng bằng một chân? Coi tất cả các xương bàn chân là một khối cứng (hình B). Bỏ qua trọng lượng của xương bàn chân và g = 9,81m/s2 (ảnh 1)

Xem đáp án » 05/07/2024 877

Câu 4:

Cơ chế điều hòa mức độ xoắn của NST là cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân thực ở cấp độ nào?

Xem đáp án » 05/07/2024 863

Câu 5:

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Nhận định nào dưới đây đúng hay sai?

Các loài sử dụng nguồn thức ăn khác nhau nhưng cấu tạo cơ quan tiêu hóa đều giống nhau.

 

Xem đáp án » 05/07/2024 511

Câu 6:

Nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Phản ứng phân rã Uranium là một phản ứng hóa học.

Xem đáp án » 05/07/2024 458

Bình luận


Bình luận